NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA GIỎI HAY DỞ? (phần 1)

 

Nhiều người nói người Việt Nam dở lại tham lam, tôi phủ nhận điều đó. Các bạn không nên đánh giá một cách phiến diện và cực đoan như vậy. Tôi khẳng định với các bạn một lần nữa, người Việt Nam ta không dở mà cơ chế của chúng ta quá dở. Người Việt Nam không tham mà vì chính sách sử dụng hiền tài của chúng ta không chuẩn nên làm người ta phải tham lam. Đó là cuộc sống sinh tồn của loài người.

Ví dụ 1, trong một gia đình có 9 người con, cha mẹ suốt ngày nhậu nhẹt bê tha, cờ bạc, lúc nào cũng có tư duy trời sinh voi sinh cỏ. Nhà, đất của ông nội để lại,nên có tâm lý suy nghĩ ỷ lại, không nhìn xa trông rộng được. Cộng thêm tính ngạo mạn coi thiên hạ chẳng ra gì, đến một lúc nào đó chợt bừng tỉnh thì các con đã lớn hết rồi. Đứa thì thợ hồ, đứa chạy xe ôm,đứa thì làm công nhân. 
Vì phần lớn văn hóa thấp nên suốt ngày cãi nhau, đánh nhau vì anh em ở chung một nhà. Vì cha mẹ luôn có tự duy "chó cậy nhà, gà cậy chuồng", anh em đông có gì hỗ trợ nhau. Đây là một tư duy hết sức sai lầm, chỉ đúng một phần cho thập kỷ 40,50 của thế kỷ trước. Hậu quả như thế nào thì các bạn đã biết.

Ví dụ 2, một cặp vợ chồng có hai người con, cha mẹ nghèo nhưng ý thức được văn hóa là cái gốc. Nên có bao nhiêu tiền đều đầu tư cho con cái ăn học nên người và dạy các con hình thành nhân cách, nuôi dưỡng lý tưởng cuộc sống, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng cảm thụ và một số kỹ năng cơ bản khác. Sống phải biết yêu thương mọi người và sống trung thực không nói dối, không tham lam. Biết yêu thương nội ngoại, luôn nhớ về quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. 
Sau 30 năm, gia đình đó đã có một cuộc sống trên mức trung bình nhờ các con ăn học nên người, sống không ỷ lại vào cha mẹ.

Vậy chủ trương và chiến lược lâu dài của cha mẹ là rất quan trọng.

TPHCM, ngày 19 tháng 05 năm 2015