Về Củ Chi, mảnh đất thành đồng Tổ quốc, đang dần thay da đổi thịt, hỏi thăm về anh Nguyễn Như Tuyển, có không ít người biết về anh. Biết không phải vì lẻ anh là một người đã nhiều năm qua sát cánh cùng với các cấp chính quyền địa phương chăm lo đời sống cho các bà mẹ Việt nam Anh Hùng, thương bệnh binh, gia đình chính sách mỗi khi lễ tết. Đặt biệt là nghĩa cử vun đắp tài năng thế hệ tương lai của huyện Củ Chi bằng việc tài trợ hàng ngàn học bổng trị giá hàng tỉ đồng giúp cho các học sinh, sinh viên nghèo, con em gia đình chính sách tiếp tục theo đổi con đường học vấn, thành tài giúp ích dựng xây quê hương giàu đẹp.
Sinh năm 1968, trên quê hương Bắc Giang trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Năm 18 tuổi, anh phải rời quê men theo đường cái quan vào
Trong 5 năm qua, trên bàn làm việc Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như Tuyển, ngoài hàng ngàn giấy tờ sổ sách lien quan đến việc kinh doanh, có những mảnh giấy mà anh trân trọng cất riêng một nơi: đó là hàng trăm lá thư xin tài trợ của các em học sinh các cấp ở huyện Củ Chi viết bằng những nét chữ học trò mộc mạc khẩn thiết và chân thành kể về hoàn cảnh của mình: có em cha làm công nhân, mẹ làm ruộng cũng cố gắng lo cho con cái học hế lớp 12, khi con vào đại học thì dường như đã vượt quá sức của họ: có em ba làm thợ hồ, lo cái ăn cái mặc cho gia đình đã khó nên chuyện học hành của 3 đứa con có cảnh đặc biệt hơn, cha mẹ ly dị phải ở với bà ngoại…Tất cả những lá thư ấy đều được chính quyền, đoàn thể xác nhận là người thật việc thật.
Anh tâm sự: “Hồi nhỏ, nhà chỉ có rau với cháo, mặc dù rất ham học nhưng tôi phải nghĩ học vào đời sớm vì hoàn cảnh quá nghèo, nên giờ có điều kiện mình phải chấp cánh cho các em!”. Bởi vậy, torng suốt thời gian qua, đã có hàng trăm con em học sinh nghèo hiếu học, con gia đình hoàn cảnh khó khăn nhờ những phần học bổng của Công ty Anh Luân đã tiếp tục đến trường, mang lại niềm vui cho hàng trăm gia đình chính sách. Tại xã Tân Phú Trung, nơi anh đặt trụ sở và sinh sống, thông qua Quỹ khuyến học huyện, Hội chữ thập đỏ của huyện, trong vài năm trở lại đây anh đã tài trợ, tặng học bổng cho hàng ngàn nghìn em học sinh các cấp học: từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng đại học với số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Chỉ riêng dịp lễ kỷ niệm 30.4 vừa qua, thông qua chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, Công ty Anh Luân của anh đã hỗ trợ gây quỹ khuyến học khuyến tài của huyện Củ Chi là 600 triệu đồng trong năm học 2008 – 2009 – một số tiền không nhỏ. Đối với doanh nhân, phải vật lộn, cạnh tranh khốc liệt trên thương trường hàng ngày. Chưa hết, không chỉ tài trợ học bổng khuyến học, anh còn được nhiều người trân trọng vì nghĩa cử đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc cho các gia đình chính sách ở địa phương. Trong những năm trở lại đây, cứ đến dịp lễ tết, kỷ niệm Ngày 30.4 và Ngày thương binh liệt sĩ 27.7, anh đã song hành cùng các cấp chính quyền thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách, người già neo đơn. Món quà mà anh gửi tuy không lớn, nhưng đó là tấm lòng của 1 doanh nhân thể hiện đạo lý uốn nước nhớ nguồn, trân trọng công ơn của thế hệ cha anh đi trước.
Nói về anh Như Tuyển, ThS.Nguyễn Chí Cường, Trưởng Ban tuyên giáo huyện Củ Chi nhận xét: “Nói về sự giàu có về tiền bạc, như anh Tuyển còn thua xa những người giàu có ở vùng này, nhưng ở anh có một tấm lòng đáng ghi nhận, đó vun trồng tài năng và tri ân những thế hệ đã giúp quê hương có được độc lập, thanh bình như hôm nay”. Một lãnh đạo luôn sâu sát trong lĩnh vực văn hóa xã hội của huyện nhà. Bà Cao Thị Gái – Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi cũng nhìn nhận; Công ty Anh Luân là một đơn vị luôn đi đầu trong phong trào tham gia đóng góp xây dựng quỹ giáo dục, chăm lo cho những gia đình chính sách, người có công cách mạng…Trong những năm gần đây, Anh Luân thường xuyên đóng góp gây quỹ khuyến học, khuyến tài và đã trao tặng hàng ngàn suất học bổng đến các con em những gia đình cơ nhỡ, khó khăn và đặc biệt là trẻ em hiếu học của huyên Củ Chi. Có thể nói, Công ty Anh Luân mà là đại diện là anh Như Tuyển là nhân tố đã góp phần gây dựng phong trào văn hóa vì cộng đồng và phát triển nhân tài cho xã hội”.
Ở cái tuổi “tứ thập” Anh Tuyển dường như đã có được một sự nghiệp ma nhiều người mong ước: có một mái ấm gia đình êm ái, hạnh phúc, một cơ ngơi khang trang. Song nói như anh, hạnh phúc được nâng lên, cuộc sống của anh càng ý nghĩa hơn với công việc mình đang theo đuổi. Hiện người đàn ông 40 tuổi này đang có dự tính ngoài việc tiếp tục được góp sức với địa phương đưa phong trào khuyến học – khuyến tài đi lên, tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí của huyện Củ Chi, anh còn ấp ủ dự định mỗi năm sẽ tài trợ học bổng cho khoảng 1.000 em học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện, đồng thời sẽ đấu giá một phần đất của mình để góp kinh phí vào xây dựng trường học khang trang cho địa phương.
Lê Hải