HÀNH TRÌNH VỀ TRÀ VINH

Tôi đang công tác ngoài Hà Nội vào cuối tháng 5, thì nhận được điện thoại của bà chị kết nghĩa từ Mỹ điện về, em tranh thủ về Sài Gòn và xuống Trà Vinh bán dùm cho chị khu đất 10.000m2. Mặc dù công chuyện của tôi rất bận rộn, nhưng tôi đã tranh thủ rút ngắn lộ trình về Sài Gòn, hành trình về Trà Vinh. Chị hứa nếu bán được chị sẽ bỏ 1 phần để giúp đỡ các em học sinh, sinh viên nhà nghèo trên toàn quốc và các chiến sĩ nơi biên giới ngoài hải đảo, mặc dù tôi hơi mệt nhưng nghe chị nói sẽ dành một phần tiền ra một để làm từ thiện, tôi đã quyết định bàn bạc cùng bà chị Phan Thị Thu Xuân một đối tác làm ăn lâu năm của tui tại Sài Gòn về Trà Vinh bằng xe khách. 

 Khi biết tụi tôi từ Sài Gòn về Trà Vinh, anh chị từ bên Mỹ gọi điện cho mấy đứa cháu ra tận bến xe đón chúng tôi về nhà chị. Trong khu điền trang rộng 10.000m2 tại Quốc lộ 54, Xã Mỹ Chánh, Huyện Châu Thành, TP Trà Vinh (Cách TP Trà Vinh 18km). Mấy người cháu của anh chị đón tiếp chúng tôi rất nhiệt tình, đậm chất Nam Bộ. Sau bữa cơm trưa, anh Mười (tên trong giấy là Huỳnh Văn Y) tâm sự về người dì của mình : “Sau giải phóng dì Nguyễn Thị Phước vượt biên qua Mỹ và gặp anh Nguyễn Hoàng, anh Hoàng cũng vượt biên theo đường Thái Lan qua Mỹ. Sau đó anh chị làm đám cưới. Hiện nay anh chị đang sinh sống tại Bang Marrero Louisiana. Anh chị có hai người con học trong ngành kỹ sư đều thành đạt. (Anh Nguyễn Hoàng khi qua Mỹ anh lấy tên Ronald Johnstone và chị Nguyễn Thị Phước lấy tên Queenie Johnstone)". Buổi tối anh Mười đến uống nước trà với chúng tôi, anh kể tiếp năm 1975 – 1976 anh phục vụ trong ngành công an thị xã Trà Vinh. Năm 1977 quân Pôn Pót xâm lược biên giới Tây Nam của nước ta, anh ra đăng ký đơn vị Tiểu đoàn 1 Cửu Long, đánh đuổi Pôn Pót. Đánh mười mấy trận tại Capuchia, bị thương hai trận. Nay anh là tổ trưởng tổ bảo vệ ấp Long Bình, Phường 4, TP Trà Vinh nghe tin Tổ quốc có chuyện là anh lại làm đơn xin ra mặt trận, sẵn sàng hy sinh. Khi nghe anh kể đến đây, trong tim tôi lại thôi thúc muốn viết về anh, người con anh hùng của quê hương Trà Vinh sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, mặc dù tuổi anh đã ngoài 50. Vâng, dân tộc Việt Nam ta là vậy khi Tổ quốc cần mọi tầng lớp trong nhân dân sẵn sàng lên đường để bảo vệ Tổ quốc, lòng yêu nước của người Việt Nam ta là thế. Trời đã về khuya chúng tôi tạm biệt chia tay a trước khi đi ngủ tôi mở máy thu thanh nghe lại bài hát về quê hương cho đỡ nhớ thì trong máy thu bất chợt vang lên giọng hát của Duy Khánh bài “Mưa trên phố Huế” kiếp giang hồ không bến đợi…hò...ơi!!!…ơi…hò!!! chiều mưa phố buồn, chiều mưa phố xưa u buồn có ai mong đợi một người biền biệt nơi mô để nhớ với thương một người…

 

  Tôi cũng mong anh chị Hoàng Phước sớm bán được khu đất trên và hiến tặng một phần tiền giúp đỡ các em học sinh sinh viên nhà nghèo và các chiến sĩ nơi biên giới ngoài hải đảo.     

 

Trà Vinh ngày 04 tháng 06 năm 2014

 

Nguyễn Như Tuyển

 

Một bài viết văn phong theo quan điểm cá nhân, viết theo nhịp đập của con tim, không thể tránh khỏi sai sót. Mong bạn đọc góp ý và chỉ giáo.