Hành vi phạm tội của Dương Thị Hồng Ánh, cơ quan điều tra VKSNDTC đã có kết luận: Bị can Ánh với tư cách là chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành án, đã thu tiền của đương sự phải thi hành án với số tiền 520 triệu đồng nhưng không trả cho bên được thi hành án là Ngân hàng Phương Nam mà sử dụng cá nhân. Sự việc được vạch trần khi Ngân hàng Phương Nam có công văn gửi lãnh đạo Chi cục THADS quận Bình Tân; lúc này, bị can Ánh mới mang tiền đến trả. Tuy nhiên, việc làm của Ánh đã làm bên bị thi hành án phải chịu thiệt hại hơn 57 triệu đồng chậm trả. Qua đó, Chi cục THADS quận Bình Tân đã thành lập tổ kiểm tra, phát hiện thêm 4 hồ sơ khác do bị can Ánh đã thực hiện cũng với hành vi tương tự để chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng.
Là người có trách nhiệm quản lý chỉ đạo hoạt động thi hành án của cơ quan, ông Nghĩa đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra công việc của cấp dưới nên đã để Ánh tự tung tự tác trong thời gian dài mà không hay. Xét thấy, hành vi của ông Nghĩa chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Song, để giáo dục, phòng ngừa, cơ quan điều tra VKSNDTC kiến nghị cơ quan chủ quản của ông Nghĩa có biện pháp xử lý kỷ luật với Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Bình Tân; đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm trong đơn vị, áp dụng các biện pháp phòng ngừa không để xảy ra các vụ việc tương tự.
Đào Minh Khoa
Năm 2013, Nguyễn Văn Nghĩa Chi cục Trưởng quận Bình Tân, đã được Đảng, Nhà nước tha tội chết. Tuy nhiên, ''Ngựa quen đường cũ''. Nghĩa tiếp tục lợi dụng ''Mác Đảng viên'' để lừa đảo tham nhũng rồi chạy trốn. Với chiêu trò chuyển công tác.
Đây là 02 tên ''Ăn cướp Việt gian chính hiệu''. Ảnh; Báo Quân đội nhân dân
Nguyễn Văn Nghĩa, Chi cục trưởng - Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi và Chấp hành viên Nguyễn Hữu Phước, hai tên ''Phát Xít''. Tham nhũng - ''Cưỡng đoạt tài sản''. Khủng khiếp nhất trong lịch sử tại Củ Chi, Tp.HCM. Cụ thể, lô đất 3083,7m2, thửa 107, tờ bản đồ số 20, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi - bà Trần Thị Ngọc Xuyến đứng tên.
Trích Dẫn Báo Sài Gòn Giải Phóng;
Ủy viên Trung ương phải là người được tín nhiệm trong nhân dân
Ông Vũ Trọng Kim
PV Báo SGGP đã trao đổi với ông Vũ Trọng Kim, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, về vấn đề tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII cũng như mong muốn công khai quy hoạch nhân sự Trung ương để đảng viên, nhân dân giám sát.
- Phóng viên: Thưa ông, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương vừa qua đã thảo luận định hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, trong đó định rõ tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Ông đánh giá điều này như thế nào?
Ông VŨ TRỌNG KIM: Định hướng về xây dựng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bộ máy lãnh đạo cấp chiến lược của chúng ta rất rõ ràng, cụ thể và sâu sát với tình hình thực tiễn đang đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trước hết là vấn đề xác định tiêu chuẩn nhân sự. Ủy viên Trung ương phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo…
Những tiêu chuẩn được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đưa ra đã bám sát thực tiễn. Ủy viên Trung ương phải là người được tín nhiệm trong nhân dân, ngoài sự lựa chọn trong Đảng thì tín nhiệm trong nhân dân là một yêu cầu rất quan trọng trong điều kiện hiện nay. Bởi người cán bộ lãnh đạo phải có khả năng tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân và được nhân dân tín nhiệm mới có khả năng hoạt động hiệu quả.
Những đồng chí đó tiêu biểu, gương mẫu, đảm bảo tư cách, phẩm chất, năng lực công tác nhưng đồng thời cũng phải nêu tấm gương sáng về hoàn cảnh gia đình. Ở đây là một gia đình mà trong đó vợ, chồng, con cái người thân đảm bảo tôn trọng pháp luật; không vì lợi ích cá nhân, gia đình mà làm những điều trái với yêu cầu nhân dân đặt ra. Chính vì thế, anh phải nêu bật tấm gương về phẩm chất, đạo đức, năng lực trong điều kiện còn làm việc và trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Tôi nghĩ những tiêu chuẩn này rất sát với thực tiễn.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có 1 trong 7 khuyết điểm?
Với 1 trong 7 khuyết điểm thì Đảng không cho phép lựa chọn những trường hợp có khuyết điểm đó vào Ban chấp hành Trung ương là hoàn toàn chính xác. Tôi cho đó là vấn đề để đảm bảo Đảng trong sạch, vững mạnh. Chính những yêu cầu đặt ra đó để đảm bảo sự liêm chính, chí công, vô tư, đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân, của Đảng lên trên hết. Thông qua bộ lọc đó, chúng ta sẽ lựa chọn chắc chắn từ cơ sở, có sự tham gia người dân ở địa bàn dân cư, mặt trận đoàn thể, của dư luận quần chúng, báo chí… để làm sao những thành phần đó phải bị tách biệt, không tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cấp ủy các cấp. Cấp ủy các cấp cũng phải đảm bảo những người có khuyết điểm đó, có hành vi thiếu đạo đức, thiếu liêm chính đó phải bị loại ra, nếu không sẽ ảnh hưởng đến bộ máy lãnh đạo của Đảng ở các cấp, đặc biệt cấp chiến lược thì càng cần phải coi trọng vấn đề này.