Nhà đất Anh Luân

''Chí Phèo''-Lê Minh Tấn GĐ Sở LĐTB-XH TP.HCM: Làm Nhục Vùng ''Đất Thép Thành Đồng'' Củ Chi- Anh Hùng

08.3796 1653
Hỗ trợ trực tuyến
''Chí Phèo''-Lê Minh Tấn GĐ Sở LĐTB-XH TP.HCM: Làm Nhục Vùng ''Đất Thép Thành Đồng'' Củ Chi- Anh Hùng
(05:03 | 24/10/2021)

''Chí Phèo''-Lê Minh Tấn GĐ Sở LĐTB-XH TP.HCM: Làm Nhục Vùng ''Đất Thép Thành Đồng'' Củ Chi- Anh Hùng

Chủ Nhật, Ngày 24/10/2021

Đồng bào Củ Chi nói: Thằng Tấn,  không có bằng cấp, đầu không có não mà làm giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội- Tp.HCM- ai chống lưng ?

Đồng bào Củ Chi nói thêm: Lê Minh Tấn cái thời một mình múa gậy rừng hoang vĩnh viễn không còn nữa. thời nay, Lê Minh Tấn như, 'Chó Chui Gầm Giường'. Vì Lê Minh Tấn là người Vô Văn hóa và Mù chính trị - Làm trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Linh cẩu - Máu Lạnh và Tàn độc Lê Minh Tấn, cựu Bí thư huyện Ủy Củ Chi- cựu Chủ tịch huyện Củ Chi - Giám đốc Sở Lao động Thương Binh và xã Hội Tp.HCM- xin đừng nằm mơ nữa. Cái Lò đã đặt trước cửa nhà các ông rồi.

Đồng bào cả nước hỏi: Ai đã chống lưng cho thằng Nguyễn Hữu Hoài Phú, Cựu chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi - Tp.HCM dám giẫm đạp lên hiến pháp và phá Nát Củ Chi ? Gây nhiễu loạn xã hội. Cụ thể, 'cưỡng đoạt tài sản' trái pháp luật lô đất 3.083,7m2 và 500 tr. Ngoài ra chúng còn liên quan đến rất nhiều vụ án khác trên địa bàn Củ Chi. Gây bức xúc trong dư luận xã hội. Làm hoen ố Vùng Đất Thép Củ Chi - Anh hùng.

18057009_1753930534917685_7014512288332027719_n

Zoom

Có thể là hình ảnh về đang đứng và văn bản cho biết 'VũBình QUAN CHỨC PHÒNG LẠNH Nếu mọi người no đủ, sao mấy trăm ngàn công nhân lao động phải tháo chạy khỏi thành phố để về quê, bất chấp rùi ro, nguy hiểm dọc đường? Trong số đó, rất nhiều người được đào tạo có tay nghê cao, giời việc. Hậu quà, thành phổ hiện đang thiểu lao Äộng trắm trọng để khôi phục hoạt Äộng sàn xuất, dịch Vụ... Giám đốc Sở LĐTBXH TPHCM: Chưa có ai thiếu ăn, khốn khổ vì dịch LĐO 18/10/2021 20:40 PM Thậ á?? á??'

Ông Lê MInh Tấn - Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM. Ảnh: CTV

Linh cẩu - Máu lạnh và Tàn độc Lê Minh Tấn.

Căn cứ vào Quy định số: 22 ngày 28/7/2021 của Ban Bí thư  Trung ương Đảng về chống tham nhũng và tiêu cực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới ký. Những cán bộ như, chấp hành viên Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Văn Nghĩa Chi cục trưởng THA dân sự huyện Củ Chi- Nguyễn Hữu Hoài Phú, Cựu chủ tịch huyện Củ Chi - Lê Minh Tấn, cựu Bí Thư- cựu chủ tịch huyện Củ Chi - Giám dôc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tp.HCM - Vũ Quốc Doanh, Cựu Cục trưởng THA  dân sự Tp.HCM và một số cán bộ đảng viên khác... Đã đủ tiêu chuẩn khởi tố theo luật định. Chúng đã có hành vi lừa dối Đảng, coi thường chỉ đạo,lãnh đạo cấp trên. Cụ thể, là Thành Ủy Tp.HCM.

Linh cẩu - Máu lạnh và Tàn độc Nguyễn Hữu Hoài Phú nguyên chủ tịch huyện Củ Chi.

Đề Nghị Cựu chủ Tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi - Tp.HCM Nguyễn Hữu Hoài Phú thu hồi Quyết định 'cưỡng đoạt tài sản' trái pháp luật ngay lập tức. Cụ thể lô đất 3.083,7m2, thửa 107. tờ bản đồ số 20. xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi - Tp.HCM.

Căn cứ vào Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn số: 1695,  3074 - 2015 của Ủy ban nhân dân Tp.HCM. Căn cứ vào Văn bản số: 1672, 7021 năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi

Vợ con Tôi không vướng vào hình sự - không vướng vào chính trị là một công dân yêu nước - có lòng tự hào dân tộc!

Rất mong đồng chí Cựu Chủ tịch huyện Củ Chi - hãy dũng cảm nhìn vào sự thật - đừng để mọi chuyện đi quá xa.

Trích dẫn Báo Văn hóa - Doanh Nghiệp:

Cựu Chủ tịch huyện Củ Chi – TP HCM: Ký quyết định cưỡng chế trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng

VHDN: Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển, bà Trần Thị Ngọc Xuyến cho biết: Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới ra Thông báo số 12686 ngày 26/9/2016 (chưa ra quyết định), thì ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, khi đó là Chủ tịch huyện Củ Chi, đã “mượn gió bẻ măng” vội vã ra Quyết định cưỡng chế trái pháp luật lô đất 3.083,7 m2 (đối với tài sản không còn để thi hành án) làm thiệt hai cho nguyên đơn hàng chục tỷ đồng.

Những điều bất hợp lý

Tuyển và vợ bên thửa đất trị giá hàng chục tỷ nhưng được bán đấu giá 1,7 tỷ đồng.

Theo ông Tuyển cho biết, năm 2012, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hân Vi vay của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) – Chi nhánh Hòa Bình số tiền 516.000.000 đồng. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến có ký bảo lãnh cho Công ty Hân Vi khoản vay này bằng giải pháp thế chấp quyền sử dụng đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến, có diện tích 3.083,7 m2, thửa số 107, tờ bản đồ số 20, tọa lạc tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Do làm ăn thua lỗ, Công ty này không trả được nợ nên người bảo lãnh phải trả nợ thay theo qui định của pháp luật.

Theo bản án của TAND TPHCM số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển phải trả hết số nợ này cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Theo Quyết định thi hành án số 193/QĐ-CCTHA ngày 8/1/2014 của Chi cục THADS huyện Củ Chi, buộc vợ chồng ông Tuyển và bà Xuyến phải trả nợ thay số tiền hơn 428 triệu đồng, do Công ty Hân Vi vay của Ngân hàng Thương mại CP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Ngày 22/1/2016, ông Tuyển bà Xuyến đã nộp tiền thi hành án để giải chấp quyền sử dụng đất mang tên bà Xuyến theo đúng quy định của pháp luật. Dù vậy, cơ quan thi hành án không rõ vì động cơ gì mà vẫn cố tình cưỡng chế, tổ chức bán đấu giá tài sản đối với tài sản không còn để thi hành án và không giải thích cho người dân về điều kiện được nhận lại tài sản thi hành án, thậm chí còn yêu cầu ông Tuyển bà Xuyến nộp số tiền này tại cơ quan thi hành án thay tại Ngân hàng để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu ông Tuyển nộp tiền tại Ngân hàng thì đã phát hiện ra sự gài bẫy tinh vi này của cơ quan thi hành án).

Có rất nhiều điều “đáng ngờ” trong việc giải thích cho người phải thi hành án của cơ quan thi hành án biết về nghĩa vụ thi hành án. Cụ thể, lãnh đạo và Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cố tình thỏa thuận, hướng dẫn cho vợ chồng ông Tuyển bà Xuyến tự nguyện thi hành án đối với Ngân hàng để giải chấp quyền sử dụng đất. Mặc dù cá nhân ông Tuyển còn nhiều bản án khác thi hành án, nhưng tài sản là quyền sử dụng đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến này không liên quan đến bất cứ đến bản án dân sự nào khác ngoài bản án số 733/2012/ KDTM-ST ngày 30/05/2012 của TAND TPHCM.

Quyết định cưỡng chế trái pháp luật?!

Tại Quyết định cưỡng chế kê biên số 36/QĐ-CCTHA ngày 29/12/2014 của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi đã gộp bản án số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012 của TAND TPHCM và tất cả những bản án khác, bao gồm cả nợ của cá nhân ông Tuyển và nợ chung của vợ chồng ông Tuyển và bà Xuyến; Quyết định công nhận thoả thuận của cá nhân ông Tuyển và những đương sự khác để làm căn cứ pháp lý cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất có diện tích 3.083,7 m2 mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến, liệu có đúng các quy định của pháp luật?

 

Bà Trần thị Ngọc Xuyến vợ ông Tuyển đứng nhìn lô đất của mình đã bị cưỡng chế trái pháp luật

Trích Dẫn Báo Giáo Giục Việt Nam:

"Sự nghiệp" của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

 23/10/2021 07:19 Xuân Dương
GDVN- Với rất nhiều vấn đề cả về bằng cấp, năng lực lãnh đạo và uy tín cán bộ, vì sao ông Lê Minh Tấn thăng tiến vùn vụt từ năm 2003 đến nay?

Chiều ngày 18/10/2021, phát biểu tại kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, ông Lê Minh Tấn cho rằng dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp gần 5 tháng qua ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc và khốn khổ vì dịch.

Khi nhiều tờ báo lên tiếng về chuyện người lao động không có thu nhập, phải trông vào sự hỗ trợ của Nhà nước và hoạt động từ thiện từ cộng đồng thì nói như ông Lê Minh Tấn không chỉ không đúng sự thật mà còn cho thấy tâm đức của người cán bộ với chính đồng bào mình.

Cứ như phát biểu của ông Tấn, Nhà nước, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và những người hảo tâm không cần phải lo lắng, không cần phải chi tiền cứu trợ cho người lao động bởi làm gì có ai thiếu ăn, thiếu mặc,…

Nói cách khác việc Thành phố Hồ Chí Minh chi tiền cứu trợ là không cần thiết, là thừa?

Nếu quả thật “chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ” thì vì sao báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh lại viết:

“Đặc biệt, trong đợt dịch bệnh COVID-19, nhiều gia đình đã lâm vào hoàn cảnh bi đát, các em nhỏ mất đi người thân, mất đi chỗ dựa tinh thần không gì có thể bù đắp được”. [1]

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trả lời báo chí vào trưa ngày 19/10. (Ảnh: Baotintuc.vn)

Hàng nghìn mảnh đời “lâm vào hoàn cảnh bi đát” chẳng lẽ vẫn chưa phải là “khốn khổ”?

Trưa ngày 19/10/2021, sau khi kết thúc kỳ họp thứ 3 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa 10, ông Lê Minh Tấn cải chính: “Ý của tôi không phải như vậy không. Tại anh em nghe không rõ nên mới đăng vậy. Tôi không nói câu “chưa có ai khốn khổ” mà ý của tôi là “không để ai thiếu đói, thiếu mặc, khốn khổ”. Trách nhiệm của mình phải lo cho bà con như thế”. [2]

Bằng lời phát biểu này, có phải ông Tấn muốn nói báo chí đã đưa thông tin sai sự thật?

Nếu đúng như vậy, theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo phải gỡ bài, phải đăng lời cải chính, xin lỗi và rất có thể phải nộp phạt số tiền không nhỏ.

Ngay trong ngày 19/10/2021, vào lúc 16 giờ 38 phút, báo Lao Động cho đăng bài viết kèm theo băng ghi âm với tiêu đề:

“Ông Lê Minh Tấn đã khẳng định: Chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ”. [1]

Băng ghi âm cho thấy ông Tấn đã hai lần nói đến chuyện “chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, chưa ai khốn khổ...", tại các đoạn 2 phút 31 giây và 3 phút 5 giây.

Chiều 20/10/2021 ông Lê Minh Tấn đã gửi lời xin lỗi đến người dân Thành phố Hồ Chí Minh về phát ngôn của mình, ông nhận rằng đây là “sơ suất của cá nhân” và ông mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý của người dân trong thời gian tới”.

Không thấy ông Tấn xin lỗi báo chí về chuyện ông ấy cho rằng “Anh em nghe không rõ nên mới đăng vậy”.

Chuyện ông Lê Minh Tấn phát ngôn sơ suất thì có thể thông cảm bởi khi “nói vo” ai cũng có thể mắc lỗi, vấn đề là sau đó đổ lỗi cho báo chí rồi xin lỗi nhân dân mà “quên” xin lỗi báo chí thì có nên tiếp tục thông cảm?

Mặt khác, với mong muốn “tiếp tục nhận được sự góp ý của người dân trong thời gian tới” thì hình như nguyện vọng của ông Tấn là ông sẽ tiếp tục vị trí Giám đốc sở thêm một thời gian nữa?

Nếu quả thật ông Tấn là một vị Giám đốc sở có tâm và có tầm thì việc bỏ qua sơ suất để ông tiếp tục ngồi ghế Giám đốc sở không có gì phải bàn luận.

Vấn đề nằm ở chỗ tờ báo của Bộ Tư pháp (Phapluatplus.vn) ngày 11/10/2021 đã đăng bài giới thiệu con đường học vấn và những “biến hóa kỳ diệu” trong hồ sơ học vấn của vị giám đốc này.

Về học vấn, bài báo cho biết ông Lê Minh Tấn tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2003 “Hệ bổ túc”, bằng tốt nghiệp xếp hạng trung bình.

Ông Tấn tốt nghiệp Trung cấp Quản lý nhà nước “Hệ tại chức” và trình độ cũng trung bình.

Bài báo cho biết thêm: “Sự việc không có gì đáng nói nếu như trước đó, ông Tấn đang học bổ túc trung học phổ thông, chưa có bằng tốt nghiệp nhưng ông Tấn lại được “ưu ái” cử đi học hệ cử nhân tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hệ tại chức”. [3]

Cái Lon trong lời bà Cục trưởng và cái Lu của bà Nghị
Cái Lon trong lời bà Cục trưởng và cái Lu của bà Nghị

Song song với sự nhảy cóc về học vấn, con đường quan lộ của ông Lê Minh Tấn có lẽ xứng đáng để đưa vào sách kỷ lục Việt Nam:

Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ông Tấn đã được cử làm Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Củ Chi.

Chưa tốt nghiệp đại học (chưa có bằng cử nhân) “Ông Tấn bất ngờ leo lên vị trí Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi”.

Đến đây thì không thể không nêu một số câu hỏi:

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật, muốn theo học chương trình đào tạo cử nhân (cao đẳng hoặc đại học) thì phải tốt nghiệp trung học phổ thông, vậy trong hồ sơ của ông Lê Minh Tấn lưu trữ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có hay không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông? Nếu có thì đây là bằng thật hay bằng giả?

Thứ hai, được biết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp sở và quận, huyện, theo đó các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện phải có “Trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm được bổ nhiệm”.

Vậy chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm ông Lê Minh Tấn làm Phó Chủ tịch huyện Củ chi dựa vào quy định nào?

Thứ ba, ông Lê Minh Tấn và những điều đảng viên không được làm.

Tạp chí điện tử Tapchimattran.vn - cơ quan của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có bài: “Bị phê bình, Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM vẫn là “Chiến sĩ thi đua”: Bài học “xương máu”, đắt giá về đạo đức, công minh, liêm chính trong công tác cán bộ”.

Bài báo cho biết: năm 2016 ông Lê Minh Tấn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Năm 2021, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản số 886/UBND-VX về việc kiểm điểm trách nhiệm ông Lê Minh Tấn căn cứ vào Kết luận nội dung tố cáo số 4474/KL-UBND.

Báo Congly.vn – Cơ quan của Tòa án Nhân dân Tối cao viết: “TP.HCM: Dính sai phạm, Giám đốc Sở LĐ, TB&XH vẫn tự ký nhận “Chiến sĩ thi đua”.

Bài báo cũng cho biết ông Lê Minh Tấn đã sử dụng hiếc xe Toyota biển kiểm soát 50A-001.62 suốt 5 năm “để phục vụ việc đưa đón ông đi làm từ nhà riêng có địa chỉ tại ấp Mỹ Khánh B, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi đến trụ sở làm việc hàng ngày”.

Được biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ôtô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó Bí thư, Chủ tịch huyện và Giám đốc Sở, ngành “không cho phép được dùng xe công đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc. Tuy nhiên, các chức danh trên vẫn được sử dụng xe công để đi công tác”. [4]

Báo Tuổi trẻ ngày 31/3/2021 đưa tin, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản phê bình, rút kinh nghiệm với ông Lê Minh Tấn - Giám đốc sở Lao động - thương binh và xã hội thành phố vì thiếu sót trong việc bổ nhiệm bà Võ Thị Thanh Kim giữ chức Giám đốc trung tâm hỗ trợ xã hội khi chưa đủ điều kiện. [5]

Với rất nhiều sai phạm, cả về bằng cấp, năng lực lãnh đạo và uy tín cán bộ, vì sao ông Lê Minh Tấn thăng tiến vùn vụt từ năm 2003 (khi tốt nghiệp trung học phổ thông) đến nay?

Báo chí đã nói rất rõ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ và một số cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã vào cuộc, dư luận hy vọng Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sẽ dành sự quan tâm kịp thời và đúng mức đến vị Giám đốc “nổi tiếng” này, tránh lặp lại tình trạng “Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm 156 cán bộ lãnh đạo thiếu điều kiện, tiêu chuẩn”. [6]

 


Người viết : admin

Xem tin trong khoảng thời gian :

từ      đến      

Go to Top