Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao đổi như vậy tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 28 (mở rộng), sáng 27-3.
Sau khi nghe báo cáo và thảo luận, ông Nên đánh giá quý 1-2024, TP.HCM đã có nhiều điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) của TP ước tăng trên 6,5%, cao nhất từ năm 2020 đến nay. Nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ phát triển ổn định, nhất là các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu.
Trích Dẫn Tạp Chí Doanh Nghiệp và Hội Nhập:
Chi cục THA Dân sự huyện Củ Chi – TP HCM ban hành Quyết định cưỡng chế kê biên có đúng các quy định của pháp luật?
Doanh nghiệp & Hội nhập đã đăng loạt bài phản ánh về những dấu hiệu vi phạm pháp luật của Chấp hành viên Chi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) huyện Củ Chi – TP HCM trong việc ban hành Quyết định cưỡng chế kê biên, tổ chức bán đấu giá tài sản đối với tài sản không còn để thi hành án. Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi lợi dụng sự thiếu hiểu biết người dân để cưỡng chế thi hành án, cố tình bán đấu giá lô đất hơn 3.083,7 m2 có giá thị trường hiện nay là trên 50 tỷ đồng với giá chỉ 1,7 tỷ đồng, mặc dù người dân đã trả nợ xong.
Cố tình cưỡng chế kê biên, tổ chức bán đấu giá tài sản đối với tài sản không còn để THA?
Trở lại vụ việc, năm 2012, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hân Vi vay của ngân hàng EXIMBANK - Chi nhánh Hòa Bình số tiền 516.000.000 đồng. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến có ký bảo lãnh cho Công ty Hân Vi khoản vay này bằng giải pháp thế chấp quyền sử dụng đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến, có diện tích 3.083,7 m2, thửa số 107, tờ bản đồ số 20, tọa lạch tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Do làm ăn thua lỗ, Công ty này không trả được nợ nên người bảo lãnh phải trả nợ thay theo qui định của pháp luật.
Theo bản án của TAND TPHCM số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến phải trả hết số nợ này cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Theo Quyết định thi hành án số 193/QĐ-CCTHA ngày 8/1/2014 của Chi cục THADS huyện Củ Chi, buộc vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến phải trả nợ thay số tiền hơn 428 triệu đồng, do Công Ty Hân Vi vay của Ngân hàng Thương mại CP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Ngày 22/1/2016, ông Tuyển bà Xuyến đã nộp tiền thi hành án để giải chấp quyền sử dụng đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến theo đúng quy định của pháp luật. Vậy nhưng cơ quan thi hành án không rõ vì “thành tích” hay động cơ khác mà vẫn cố tình cưỡng chế kê biên, tổ chức bán đấu giá tài sản đối với tài sản không còn để thi hành án và không giải thích cho người dân về điều kiện được nhận lại tài sản thi hành án, thậm chí còn yêu cầu ông Tuyển bà Xuyến nộp số tiền này tại cơ quan thi hành án thay vì tại Ngân hàng để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu ông Tuyển nộp tiền tại Ngân hàng thì đã phát hiện ra sự gài bẫy tinh vi này của cơ quan thi hành án).
Có rất nhiều điều “đáng ngờ” trong việc giải thích cho người phải thi hành án của cơ quan thi hành án biết về nghĩa vụ thi hành án. Cụ thể, lãnh đạo và Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cố tình thỏa thuận, hướng dẫn cho vợ chồng ông Tuyển bà Xuyến tự nguyện thi hành án đối với ngân hàng để giải chấp quyền sử dụng đất. Mặc dù cá nhân ông Tuyển còn nhiều bản án khác thi hành án, nhưng tài sản là quyền sử dụng đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến này không liên quan đến bất cứ đến bản án dân sự nào khác ngoài bản án số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012 của TAND TPHCM.
Quyết định cưỡng chế kê biên của CHV có đúng các quy định của pháp luật?!
Tại Quyết định cưỡng chế kê biên số 36/QĐ-CCTHA ngày 29/12/2014 của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi đã gộp bản án số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012 của TAND TPHCM và tất cả những bản án khác, bao gồm cả nợ riêng cá nhân ông Tuyển và nợ chung của vợ chồng ông Tuyển và bà Xuyến; quyết định công nhận thoả thuận của cá nhân ông Tuyển và những đương sự khác để làm căn cứ pháp lý cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất có diện tích 3.083,7 m2 mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến, liệu có đúng các quy định của pháp luật?
Việc Chấp hành viên đã ban hành Quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến xác định là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến là chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật bởi: chưa có cơ sở để xác định quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 vì chưa tiến hành xác minh cụ thể tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh và Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Củ Chi để xác định rõ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thuộc quyền sở hữu riêng của bà Trần Thị Ngọc Xuyến; của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến hay hộ gia đình bà Trần Thị Ngọc Xuyến?
Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thuộc quyền sở hữu hộ gia đình bà Trần Thị Ngọc Xuyến thì Chấp hành viên phải ra thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu biết và tiến hành xử lý tài sản theo quy định tại Điều 74 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về việc xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án và Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/NĐ - CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ quy định về việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác. Đồng thời Chấp hành viên cần tiến hành xác minh cụ thể đối với từng tài sản gắn liền trên diện tích đất được hình thành vào thời gian nào, do công sức của ai đóng góp để xử lý theo quy định tại Điều 113 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Ông Tuyển cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được bản chính quyết định số 36. Ngày 12/03/2020 chúng tôi yều cầu Chi cục thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cung cấp thì mới nhận được bản phô tô sao y bản chính có dấu của Chi cục”.
Liên quan đến vụ việc trên, nhiều cơ quan chức năng từ Trung ương đến Thành ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần chuyển đơn đề nghị Cục Thi hành án Dân sự TP. Hồ CHí Minh là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền nhưng kể từ khi việc bán đấu giá tài sản diễn ra. Mặc dù ông Tuyển bà Xuyến đã gửi rất nhiều lần đơn tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng đến nay Cục thi hành án Dân sự thành phố Hồ Chí Minh cũng không ra quyết định chính thức giải quyết vụ việc để vợ chồng ông Tuyển thi hành, Chi Cục thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cũng không tất toán số tiền của ông Tuyển bị chiếm giữ - gồm số tiền bán đấu giá đất của ông Tuyển và số tiền ông Tuyển đã nộp cho cơ quan thi hành án. Vậy, có hay không sự bao che, dung túng cho những sai phạm “chết người” của Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hồ Chí Minh!? Có hay không việc cơ quan thi hành án Dân sự TP. Hồ Chí Minh thiếu trách nhiệm, vi phạm Luật Khiếu nai, Tố cáo dẫn đến việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của gia đình ông Tuyển bà Xuyến, khiến vụ việc kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, bất ổn trận tự Tư pháp hay đang cố tình “né trách nhiệm” thì cần phải làm rõ? Vấn đề này đã được nêu rất rõ trong những bài báo phản ánh trước nhưng rất tiếc vẫn chưa được Cục trả lời.
Chính những sai phạm này của cơ quan thi hành án đã đẩy doanh nghiệp của ông Tuyển, trên bờ vực phá sản, mặc dù đây là doanh nhân tiêu biểu, một trong những tấm gương điển hình tiên tiến, đáng trân trọng trong việc vươn lên làm giàu, tích cực tham gia các phong trào nhân đạo từ thiện và an sinh xã hội tại địa phương và các tỉnh, thành trên cả nước. Đặc biệt, cá nhân bà Xuyến nhiều năm liền phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn huyện Củ Chi.
Nhận thấy sai phạm của Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi đã rõ, hậu quả xảy ra nghiêm trọng, nhưng Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hồ Chí Minh giải quyết thiếu trách nhiệm, không thể giải tỏa được những nỗi bức xúc cho gia đình ông Tuyển bà Xuyến. Mong rằng Ban Nội chính Trung ương với chức năng chỉ đạo hoạt động phòng chống tham nhũng và Cục Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với chức năng điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp sớm vào cuộc để làm rõ những sai phạm của Chi cục trưởng và Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cũng như sự bao che, dung túng cho sai phạm của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh.
Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/NĐ - CP ngày 18/7/2015
Quy định đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng cho các thành viên trong hộ gia đình biết.
Trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ.
Phạm Hà