Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vào đầu tháng 10 trời mưa nhẹ tôi mở mạng xem ca nhạc nghe bài hát ‘’Hành trình trên đất phù sa’’ do ca sĩ Hương Thủy và Tâm Đoan biểu diễn đúng với nhịp điệu của người nam bộ miền tây
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vào đầu tháng 10 trời mưa nhẹ tôi mở mạng xem ca nhạc nghe bài hát ‘’Hành trình trên đất phù sa’’ do ca sĩ Hương Thủy và Tâm Đoan biểu diễn đúng với nhịp điệu của người nam bộ miền tây
Tiếng hát văng vẳng vang lên “ngồ ngộ ghê gái miền Tây má hây hây”…
Trong tôi lại tái hiện hình ảnh các vị lãnh đạo cấp cao của chính phủ về đự lễ khởi công xây dựng cầu cỗ chiên ngày 02 tháng 08 năm 2013 nối thông quốc lộ 60 từ bến tre bắt qua sông Cửu Long.
Bên kia là trà vinh dự án BOT tổng số vốn đầu tư là 2.308 tỷ đồng, thời gian thi công là 29 tháng khoảng 2 năm nữa đồng bào thành phố về tham quan bến tre xuống trà vinh, không còn phải đi đường vòng nữa lộ trình sẽ rút ngắn được gần 60km.
Và mới đây thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về làm lễ khởi công xây dựng cầu Vàm Cống vào ngày 10/9/2013
Số tiền 271 triệu USD (tương đương với 5700 tỷ VND) vốn ODA của chính phủ Hàn Quốc, vay ưu đãi để làm cây cầu bắc qua sông Hậu.
Đã được nhân dân cả nước ủng hộ và vui mừng (đặc biệt là nhân dân hai bờ sông Hậu và song cửu long)
Nguyện vọng của bà con miền Tây bao thế hệ đã thành hiện thực, hai bờ sông sẽ được nối liền trong vài năm tới.
Sẽ không còn cảnh (qua sông thì phải lụy đò) một nguyên lí bao đời nay đã được hóa giải, cũng vì thiếu một cây cầu mà nhân dân hai bờ chậm phát triển rất nhiều và chịu nhiều thiệt thòi như bến tre, trà vinh, Đồng Tháp – thành phố Long Xuyên, An Giang, thủ phủ của miền Tây một thời. Kiên Giang, Hà Tiên sắp tới sẽ phát triển vượt bậc để hòa dịp chung với sự phát triển của cả nước…
Tôi cũng xin chúc cho đồng bào hai bờ sông Hậu và sông Cửu Long có một cây cầu đẹp để nhân dân được đi lại dễ dàng, thuận lợi hơn.
Vì mới đây đầu năm 2013. Tôi cùng đoàn của huyện Củ Chi đi tham quan TP Long Xuyên và Hà Tiên Phú Quốc. Khi tới phà Vàm Cống tôi xuống xe hỏi thăm anh điều khiển xe qua lại tại bến phà, được anh cho biết:
"Trung binh mỗi ngày có gần 30.000 xe ô tô qua lại chưa tính xe gắn máy. Còn vào những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ số ô tô qua lại 40 – 50 ngàn chiếc. Hôm ấy đoàn chúng tôi đi vào ngày thứ 6 và về ngày chủ nhật". Khi về đến gần bến phà phải đợi mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Thế mới hiểu và cảm nhận được nhân dân 2 bờ sông Hậu khổ như thế nào
Nếu nói về (kinh tế học) thì đầu tư xây dựng cầu Vàm Cống và Cầu Cổ Chiên là hoàn toàn chính xác.
Vậy mà vẫn có những con đường ở tận miền núi rộng 70 – 80m tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng nhưng số người qua lại còn rất khiêm tốn.
Cơ quan này tổng công ty kia, tập đoàn nọ làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng của nhân dân (nhưng vẫn cho là chuyện nhỏ) do lịch sử để lại, do cơ chế, do chưa có văn bản hướng dẫn, mới viết đến đây tôi hoa cả mắt, ù cả tai, không thể viết được nữa…
Ước gì các công chức và cán bộ của ta hãy vi hành về các vùng nông thôn ngũ 1 đêm với bà con nghèo. VD như: Huyện năm căn tỉnh Cà Mau, rừng U Minh hay Lào Cai, Hà Giang, huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị thì mới thấm thía được nỗi khổ của người dân những vùng xa xôi hẻo lánh.
Khi đất nước lâm nguy họ đã hiến dâng những người con cuối cùng của gia đình cho tổ quốc.
Rất mong những chính sách chủ trương sát với thực tế đi vào lòng người, không còn những chủ trương dự án đi trên mây (chân không chạm đất đầu không chạm trời).
VD: một sổ đỏ (tám người đứng tên đồng sở hữu) phát sinh rất nhiều hệ lụy như tranh chấp thưa kiện… và đã có những nơi xảy ra án mạng (đây là 1 bước lùi về tư duy). Nếu nói theo ngôn ngữ văn học thì đây là 1 chủ trương (không phù hợp)
Mới đây TP.HCM đang trình chính phủ và quốc hội về mô hình chính quyền đô thị đây là 1 chủ trương rất sáng suốt. Rất mong trung ương cũng nên mạnh dạn phân cấp cho các địa phương (chắc chắn sẽ có sự tương tác rất lớn về kinh tế và xã hội).
Cách đây hơn 20 năm về trước giáo sư tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh cố vấn cao cấp của chính phủ đã nói: “Việt Nam, chúng ta phải tự may cho mình 1 tấm áo mới để phù hợp hơn với người Việt Nam, tấm áo cũ đã trở nên quá chật chọi không còn phù hợp nữa”.
Nhưng rất tiếc chúng ta đã không vận dụng được những lời vàng ngọc đó dòng chảy của lịch sử 1 lần nữa bị tắc nghẻn. ông là người đã được đào tạo bài bản tại đại học harvard Mỹ, tốt nghiệp loại ưu tú về kinh tế.
Ông đã được cả hai chế độ tôn kính. Với nhãn quan của riêng cá nhân tôi thì: trong ông đã hội đủ rất nhiều tố chất của một hiền tài. Suy luận ra thời nào cũng vậy ở đâu cũng có hiền tài đòi hỏi những nhà lãnh đạo phải nhận biết, phát hiện, thu phục và sử dụng hiền tài như thế nào.
Có một nguyên lý từ cỗ chí kim đến nay, người hiền tài thường hay khẳng khái, nói thẳng, nói thật, mà không sợ mất lòng. Trong sách binh pháp tôn tử đã nói rất kỹ về đều này.
Những nhà lãnh đạo thời nay không chỉ có kỹ năng giao tiếp kỹ năng tồn tại … mà phải có một tư duy mới một tư tưởng mở, dung nạp được tất cả các ý kiến trái chiều đó mới là khoa học, là ánh sáng, là chân lý. Mà Hồ Chủ Tịch và cố đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta đã vận dụng rất tinh hoa.
Trong cuốn sách thế giới phẳng của tác giả ThomasLFriedman đã được mô tã rất kỹ về đời sống xã hội chính trị đầu thế kỷ 21.
Nhìn qua Mỹ Latinh
Như cố tổng thống Venezuela Hugo Charez
Khi bị căn bệnh ung thư ông đã không nỗi cái tuổi 58, lúc lâm chung ông ước gì sống thêm được vài năm nữa dù phải tốn hàng tỷ đô la ông vẫn chấp nhận. Nhưng không được, vì ông trời đã quên ông mất rồi.
Lúc sắp lâm chung ông nằm trên giường bệnh cùng với 2 cô con gái xinh đẹp của bà vợ lớn còn cô con gái thứ 3 của bà vợ 2 không thấy vì lý do cô bị bệnh.
Ông thắc mắc tại sao trời lại phụ bạc ông thế! Chẳng ai hiểu ông cả? cái đó chỉ có trời mới biết! mới hiểu được lòng ông! với ông 14 năm cầm quyền đầy sóng gió ông đã được nhân dân tôn kính kia mà! ông cũng là nhà lãnh đạo nỗi tiếng ở mỹ latinh. Nhưng có 1 điều ông vẫn chưa nhận ra vì chúng ta đang sống ở đầu thế kỷ 21 (2013) bạn không thể sống một mình dù bạn là người thông minh.
Cuối cùng ông Charez đã ra đi ở tuổi 58 theo người phương đông thì ông hưởng dương 58 tuổi ổng đã để lại rất nhiều tiếc nuối cho đại bộ phận người dân Venezuela và 3 cô con gái của ông
Còn về Hoa Kỳ thì sao??
Nước mỹ đã nghiên cứu thăm dò về sao hỏa
Bằng tàu của Lightupteam.
Lat1viGat1 là vùng sa mạc rộng lớn để trồng được 1 cây cảnh ở ven đường họ phải tiêu tốn đến 30.000 đến 40.000 USD vì nhiệt độ lúc nào cũng ở khoảng 45 – 50oc
Vì đầu năm 2007 tôi may mắn có dịp đi tham quan LatlviGatl mới thấy được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho tổ quốc mình rất nhiều.
Còn Israel đã vận dụng khoa học công nghệ cao trồng rau sạch trong nhà kính trên sa mạc từ lâu rồi, ngày nào người dân do thái cũng chứng kiến cảnh đạn bay qua đầu. Nhưng họ vẫn đứng vững và vươn lên.
Với dân số chỉ khoảng 14 triệu người tính trên toàn thế giới nhưng họ rất thông minh người do thái họ rất coi trọng (thương nhân và kinh doanh cũng như học vấn thực tế). đã khiến cả thế giới phải thán phục và kính nể. tầm ảnh hưởng của họ rất lớn đối với nước mỹ trước kia, bây giờ cũng vậy.
Gần ta hơn là nước Nhật với dân số khoảng 126 triệu người sau thế chiến thế giới thứ 2 nước Nhật chỉ còn một đóng tro tàn.
Động đất sóng thần xảy ra thường xuyên, nhưng họ vẫn không nao núng kêu ca đổ thừa cho hoàn cảnh, kinh tế vẫn phát triển (bản lĩnh dân tộc Nhật càng thể hiện) khiến cả thế giới phải kính nể. Những ai đã từng đến nước Nhật như tôi dù chỉ một lần cũng đều cảm nhận được điều này.
Sát cạnh ta là campuchia về giáo dục chúng ta cũng đứng sau đây là một mất mát rất lớn của nhân dân ta.
Dân tộc việt nam chúng ta luôn ý thức được:
Người Việt Nam chúng ta có đủ bản lĩnh và thông minh đề xây dựng một nước Việt Nam, văn hóa hơn, gần dân hơn,tri thức hơn, sáng tạo hơn, giàu đẹp hơn
Người Việt Nam chúng ta đủ đẹp mà không cần phải dùng đến son phấn hay mỹ viện
Người Việt Nam chúng ta luôn có tấm lòng vị tha và có đủ bản lĩnh để nhận ra những cái sai của mình và sẵn sàng điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hơn!
Người Việt Nam chúng ta sẵn sàng hội nhập toàn diện với quốc tế và làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới.
Đó cũng là nguyện vọng của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp từ khi mới giải phóng, 1 vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam được cả thế giới tôn kính và khâm phục.
Cuối cùng tôi cũng mong rằng khi quyền lợi đến thì những nhà lãnh đạo của chúng ta hãy bằng cái tâm trong sáng để khống chế sự sung đột bản năng.
1 lần nữa xin chúc cho đồng bào 2 bờ sông hậu song cửu long có 1 cây cầu đẹp tuổi thọ 100 năm.
TPHCM ngày 23 tháng 10 năm 2013
NGUYỄN NHƯ TUYỂN
Kỳ sau:
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng trong “ván bài lật ngữa”. Nhà nghiên cứu kinh tế lịch sử giáo sư Đặng Phong, Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn.
Một trong những người mà tôi rất ngưỡng mộ và kính phục. Mặc dù các ông đã trở về cõi vĩnh hằng, nhưng những gì các ông để lại thật vô giá cho thế hệ trẻ Việt Nam chúng tôi, 1 kho tang tri thức của dân tộc Việt Nam!