Nhà đất Anh Luân

Chi Cục THADS huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh: Tổ chức bán đấu giá khi tài sản không còn là tài sản để thi hành án(!?)

08.3796 1653
Hỗ trợ trực tuyến
Chi Cục THADS huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh: Tổ chức bán đấu giá khi tài sản không còn là tài sản để thi hành án(!?)
(10:13 | 07/09/2019)

Chi Cục THADS huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh: Tổ chức bán đấu giá khi tài sản không còn là tài sản để thi hành án(!?)

Ngày 12/6/2019, Báo điện tử Ngày mới (BáoNgười cao tuổi) đăng bài:“TP Hồ Chí Minh: Cần làm rõ và xử lí nghiêm cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Củ Chi dùng “xảo thuật” bán đấu giá lô đất 3.087m2 với giá 1,7 tỉ đồng”.

Bài báo phản ánh vụ việc Chi cục THADS huyện Củ Chi lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyên để "bẫy" họ, cố tình bán đấu giá lô đất hơn 3.087 m2 có giá thị trường gần 50 tỷ đồng nhưng chỉ bán với giá 1,7 tỷ đồng, mặc dù người dân đã trả nợ xong với ngân hàng. Ngày 16/5/2019, Cục THADS TP Hồ Chí Minh có Văn bản số 6116/CTHADS- GQKN, TC về việc phản hồi thông tin của báo chí, thể hiện sự ngụy biện và dấu hiệu bao che cho những sai phạm “nội dung tố cáo của ông Tuyển, bà Xuyến là không có cơ sở”. Quá bức xúc, ông Tuyển tiếp tục gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan Tư pháp Trung ương, Chính phủ và Quốc hội, với niềm tin sẽ lấy lại được công bằng, lợi ích chính đáng...

Dấu hiệu sai phạm rõ ràng

Trở lại vụ việc này, có nhiều dấu hiệu sai phạm của Chi cục THADS huyện Củ Chi, nhưng vẫn được bao che. Việc cơ quan THADS huyện Củ Chi, lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyên để "bẫy" họ, nhằm cưỡng chế thi hành án, là có sơ sở. Tuy nhiên, Cục THADS TP Hồ Chí Minh lại không xem xét theo các cơ sở pháp lý và sự thật. Có nhiều điều “đáng ngờ” trong việc giải thích cho người phải thi hành án, lãnh đạo Chi cục THADS huyện Củ Chi cố tình thỏa thuận, hướng dẫn cho ông Tuyển tự nguyện thi hành án đối với ngân hàng, để giải chấp lô đất, mặc dù biết rằng ông Tuyển còn nhiều bản án khác thi hành án. Tuy nhiên, khối tài sản trên không liên quan đến bất cứ đến bản án dân sự nào khác ngoài Bản án số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/5/2012 của TAND TPHồ Chí Minh. Việc ông Tuyển trả nợ cho ngân hàng là đủ điều kiện để giải tỏa kê biên đối với quyền sử dụng đất hơn 3.087m2 đất, nhưng cơ quan thi hành án không rõ, vì “thành tích” hay động cơ gì khác mà cố tình tổ chức bán đấu giá đối với tài sản không còn để thi hành án là vi phạm pháp luật. Kỳ lạ ở chỗ, Chi cục THADS huyện Củ Chi không giải thích cho ông Tuyển về điều kiện được nhận lại tài sản thi hành án, thậm chí còn yêu cầu ông nộp số tiền này tại cơ quan thi hành án thay vì tại Ngân hàng để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu ông Tuyển nộp tiền tại Ngân hàng thì đã phát hiện ra sự "gài bẫy tinh vi" này của cơ quan thi hành án - PV).

Ông Nguyễn Hữu Phước (trái) và Nguyễn Văn Nghĩa (phải) cán bộ Chi cục THADS huyện Củ Chi hướng dẫn ông Tuyển, không nên nộp tiền trực tiếp cho ngân hàng

Chứng cứ còn lưu lại thông qua tin nhắn, lãnh đạo cơ quan THADS còn cho ông Tuyển biết, GCNQSDĐ của gia đình ông tuyến đang do Ngân hàng giữ, trong khi thực tế chính Chi cục THASD huyện Củ Chi đang tạm giữ giấy tờ này (đây là thông tin sai sự thật-PV). Thậm chí, đối với một số khoản phải thi hành án khác, ông Tuyển đã tự nguyện thực hiện, đồng thời còn đề nghị cơ quan thi hành án nộp hết những khoản chưa thi hành nhưng không được lãnh đạo cơ quan này chấp nhận mà không rõ lý do(!?). Phải chăng họ muốn cưỡng chế “bằng được” quyền sử đụng đất của vợ chông ông Tuyển? Khi quy chiếu đối với Khoản 2, Điều 21, Luật THADS năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, có thể thấy rõ những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, những điều Chấp hành viên không được làm khi tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.

Không thể hiểu nổi vì sao tài sản tài sản 3.087m2 đất của vợ chồng ông Tuyển có giá thị trường gần 50 tỷ đồng lại bị đem ra bán đấu giá chỉ 1,7 tỷ đồng!? Điều đó đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của vợ chồng ông Tuyển, nhưng nội dung kết luận của Cục THADS TP Hồ Chí Minh vẫn một mực bao che cho cấp dưới. Quyền sử dụng 3.087m2 đất của ông Tuyển đã được UBND huyện Củ Chi chuyển đổi thành đất thổ cư, tách thành 10 quyền sử dụng đất tại Quyết định số 1672 ngày 13/3/2015, theo chứng thư thẩm định giá chỉ có 1,7 tỷ đồng, trong khi giá thị trường thời điểm đấu giá là hơn 10 tỷ đồng, chênh lệch quá nhiều. Vậy, những ai được lợi trong phi vụ đấu giá này hay nói một cách khác những ai đã tạo nên "màn kịch" đấu giá, dựa trên những dấu hiệu vi phạm trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản chưa được Cục THADS TP Hồ Chí Minh làm rõ, với trách nhiệm của cơ quan quản lý? Trong vụ việc này những ai có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiểm đoạt tài sản của gia đình ông Tuyển, thông qua màn kịch đấu giá tài sản thế chấp, trong khi đó tải sản này đã được giải tỏa thanh toán xong nợ với ngân hàng, không còn là tài sản thế chấp? Cần kiểm tra, làm rõ việc cơ quan thi hành án đã niêm yết thông báo về việc ông Tuyển có quyền nhận lại tài sản thì ông Tuyển đã được biết hay chưa? Có tuân thủ đúng quy định theo các Điều 39, 40, 41, 42, 43 Luật THADS năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, hay chỉ mang tính “hình thức” dẫn đến việc ông Tuyển không nhận biết được quyền lợi chính đáng của mình?

Ông Nguyễn Văn Tuyển gửi đơn tố cáo lần thứ 33

Chi cục THADS huyện Củ Chi là cơ quan cấp dưới tổ chức việc bán đấu giá tài sản. Mặc dù, ông Tuyển đã gửi rất nhiều lần đơn khiếu nại, tố cáo nhưng đến nay Cục THADS TP Hồ Chí Minh là cơ quan cấp trên, cũng không ra quyết định chính thức giải quyết vụ việc để vợ chồng ông Tuyển thi hành. Chi Cục THADS huyện Củ Chi cũng không tất toán số tiền của ông Tuyển bị chiếm giữ - gồm số tiền bán đấu giá đất của ông Tuyển và số tiền ông Tuyển đã nộp cho cơ quan thi hành án. Có hay không sự bao che, dung túng cho những sai phạm “chết người” của Cục THADS TP Hồ Chí Minh!? Dấu hiệu này quá rõ, những ai biết đọc, có tâm, tôn trọng pháp luật và sự thật, đều nhìn thấu việc này. Chẳng nhẽ Chi cục THADS TP Hồ Chí Minh, một cơ quan thuộc ngành Tư pháp, có những công chức là “công bộc” của dân, lại "mũ ni che tai", "đeo kính đen" để làm ngơ không biết? Có hay không việc Cục THADS TP. Hồ Chí Minh thiếu trách nhiệm, vi phạm Luật Khiếu nại, Tố cáo, dẫn đến việc giải quyết đơn thư khiếu tố của gia đình ông Tuyển, khiến vụ việc kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, bất ổn trận tự Tư pháp, hay đang cố tình “né tránh nhiệm”?

Từ những phản ánh trên, Báo điện tử Ngày mới đề nghị Tổng cục THADS phải làm rõ, hệ lụy của những dấu hiệu sai phạm do Chi cục THADS huyện Củ Chi gây ra, đẩy doanh nghiệp của ông Tuyển, một doanh nghiệp điển hình tiên tiến, tích cực tham gia các phong trào nhân đạo từ thiện và an sinh xã hội tại địa phương và các tỉnh, thành trên cả nước, bên bờ vực phá sản.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển bên khu đất bị đấu giá sai quy định

Những dấu hiệu sai phạm của Chi cục THADS huyện Củ Chi đã rõ, hậu quả xảy ra nghiêm trọng, nhưng Cục THADS TP. Hồ Chí Minh giải quyết thiếu trách nhiệm, không thể giải tỏa được những nỗi bức xúc cho gia đình ông Tuyển. Báo điện tử Ngày mới đề nghị Ban Nội chính Trung ương với chức năng chỉ đạo hoạt động phòng chống tham nhũng và Cục Điều tra Viện KSND tối cao, với chức năng điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, sớm vào cuộc để làm rõ những sai phạm trên của Chi cục THADS huyện Củ Chi, cũng như dấu hiệu bao che, dung túng cho sai phạm của Cục THADS TP Hồ Chí Minh, giải quyết đơn tố cáo của gia đình ông Tuyển đúng pháp luật và sự thật.

Luật sư Trần Thị Ngọc, Văn phòng Luật sư Đỗ Trần và Cộng sự (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Việc THA đã được hai bên thỏa thuận giải quyết. Tuy nhiên, sau khi đã thanh toán hết nợ mà THA vẫn phát mại tài sản mà không thông báo cho đương sự là sai vì theo Nghị định hướng dẫn Luật THADS (Điều 25 NĐ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015): Thẩm định giá phải báo cho đương sự biết và thỏa thuận với đương sự về việc phải định giá tài sản. Như vậy nếu chỉ bán 1,7 tỷ đồng mà giá trị 10 tỷ đồng và đương sự không biết là THA đã sai. Bên cạnh đó, vợ chồng ông Nguyễn Như Tuyển đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm thanh toán cho phía ngân hàng mà chấp hành viên vẫn tổ chức bán đấu giá tài sản đối với tài sản không còn để thi hành án là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Cụ thể ở đây là Điều 281 Bộ luật Hình sự quy định về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo báo: Người cao tuổi

https://ngaymoionline.com.vn/chi-cuc-thads-huyen-cu-chi-tp-ho-chi-minh-to-chuc-ban-dau-gia-khi-tai-san-khong-con-la-tai-san-de-thi-hanh-an-11929.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30


Người viết : admin

Xem tin trong khoảng thời gian :

từ      đến      

Go to Top