Chưa bao giờ cậu có quyết tâm cao như thế. Là một đứa bé, cũng có khi cậu dùng sự nghèo khổ của mình để biện minh cho việc không thể học giỏi hoặc khi cậu không làm được điều gì đó. Ta chỉ là một đứa bé nghèo, cậu đã từng nhủ với mình như thế. Ta có thể làm được gì đây?
Ảnh chụp tại: Hà Lan, 2006. (Anh Liêm, người Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nay anh chị đã vào Sg sinh sống được hơn 10 năm).
Cũng như nhiều bạn bè khác trong làng, Legson tin rằng việc học hành chỉ làm mất thời giờ đối với một đứa trẻ nghèo sống ở thị trấn Karongo thuộc Nyasaland. Thế rồi, các nhà truyền giáo đưa cho cậu sách nói về Abraham Lincoln và Booker T.Washington. Những câu chuyện về họ đã mở ra trước mắt cậu một chân trời mới và cậu hiểu rằng bước đầu tiên cho những giấc mơ này là học tập. Từ đó, cậu hình thành nên ý tưởng đi bộ đến Cairo.
Sau năm ngày dài đằng đẵng đi bộ qua những vùng lãnh thổ núi non của châu Phi, Legson chỉ điđược có 25 dặm. Cậu đã hết lương thực, nước uống cũng cạn dần và không một đồng xu dính túi. Đoạn đường 2.975 dặm còn lại có vẻ như không thể vượt qua được. Thế nhưng quay về có nghĩa là đầu hàng, là chấp nhận cuộc sống đói nghèo, ngu dốt như xưa.
Ta sẽ không bao giờ dừng lại trước khi đến được nước Mỹ, cậu tự hứa với mình như thế. Ta thà chấp nhận chết trên đường đi chứ nhất quyết không quay về. Và cậu tiếp tục cuộc hành trình.
Cũng có khi cậu đi chung với những người lạ, nhưng hầu hết thời gian cậu đi một mình. Cậu đi vào từng ngôi làng một cách cẩn thận, vì không biết dân làng có thái độ thân thiện hay thù nghịch.Thỉnh thoảng cậu tìm được việc làm và chổ ở, nhưng rất nhiều đêm cậu phải ngủ ngoài trời. Cậu ăn trái cây rừng và bất cứ thứ rau quả nào ăn được. Kết quả là người cậu này càng gầy ốm và yếu đuối.
Ảnh chụp tại: Hoa Kỳ 2008
Một cơn sốt vật vã cậu và có vẻ như cậu sẽ không bao giờ tỉnh lại được nữa. May mắn là những người tốt bụng đã cứu chữa cho cậu bằng các loại dược thảo, rồi cho cậu một nơi để nghỉ ngơi, hồi phục sức lực. Trong tình trạng suy kiệt và chán nãn, Legson nghĩ đến chuyện trở về. Cậu nghĩ rằng có lẽ nên trở về nhà thay vì tiếp tục cuộc hành trình ngu xuẩn này để có thể mất mạng trên đường đi.
Một lần nữa, Legson mở hai quyển sách ra, đọc lại những dòng chữ quen thuộc để làm sống lại niềm tin vào chính mình và niềm tin vào mục đích sau cùng. Và rồi cậu tiếp tục lên đường. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1960, mười lăm tháng sau khi cậu bắt đầu chuyến đi gian khổ, hiểm nguy đó cậu đến được Kampala, thủ đô của Urganda, sau khi đã vượt đoạn đường gần một ngàn dặm. Cậu ở lại Kampala sáu tháng, làm đủ mọi nghề vặt vãnh để kiếm tiền và tranh thủ mọi thời gian rảnh rỗi để vào thư viện, đọc ngấu nghiến tất cả những gì cậu được phép chạm đến.
Trong thư viện nhỏ bé đó, cậu tình cờ phát hiện ra một quyển danh bạ các trường đại học Hoa Kỳ có kèm minh họa. Có một bức hình làm cậu đặc biệt chú ý. Đó là hình một ngôi trường cũ kỹ nhưng trông rất thân thiện, nổi lên trên nền trời xanh với những bãi cỏ xanh mát và vòi nước phun, xung quanh là những ngọn núi cao hùng vĩ nhắc cho cậu nhớ đến những đỉnh núi chọc trời ở quê nhà Nyasaland của mình.
Trường đại học Skagit Valley ở Mount Vernon, tiểu bang Washington, đã trở thành hình ảnh cụ thể đầu tiên của một ngôi trường đại học ở Mỹ trong kgat1 vọng dường như không tưởng của Legson. Ngay lập tức cậu viết thư cho ông hiệu trưởng, giải thích hoàn cảnh của mình và xin ông một suất học bổng. Vì sợ rằng có thể không được nhận vào trường Skagit nên Legson cố gắng viết thư cho thật nhiều trường đại học trong chừng mực số tiền khiêm tốn của cậu cho phép.
Điều cậu lo sợ đã không sảy ra. Ông hiệu trưởng đại học Skagit xúc động vì hoàn cảnh và quyết tâm của cậu nên khộng những nhận cậu vào học mà còn cho cậu một phần học bổng. Người đàn ông tốt bụng này còn giúp cậu có một việc làm để trả tiền ăn ở.
Một lần nữa, cậu cầm bút và viết thư cho những nhà truyền giáo đã dạy học cho cậu từ lúc còn bé nhờ trợ giúp. Họ vận động chính phủ cấp hộ chiếu cho cậu. trở ngại cuối cùng cậu phải vượt qua là số tiền mua vé máy bay để có được thị thực nhập cảnh.
Không nản lòng, Legson tiếp tục hành trình đến Cairo với niềm tin vững chắc rằng sẽ có cách kiếm được số tiền cần thiết. Cậu tin chắc vào điều đó đến mức đã dành số tiền dành dụm cuối cùng mua một đôi giày để không phải bước chân vào đại học Skagit bằng đôi chân trần.
Nhiều tháng trôi qua, và câu chuyện về chuyến đi dũng cảm của cậu bắt đầu được truyền tụng khắp nơi. Dến lúc cậu tới được Khatorum trong tình trạng kiệt sức và không một đồng xu dính túi, thì huyền thoại Legson đã vượt ra khỏi đại dương ngăn cách lục địa châu Phi và Mount Vernon, Washington. Các sinh viên đại học Skagit Valley cùng với người dân đại phương góp đã quyên góp đủ 650đô la để trả tiền vé máy bay cho cậu sang Mỹ.
Khi biết được lòng tốt của những người chưa hề quen tận bên kia bờ đại dương, cậu đã quỵ xuống vì vui mừng, kiệt sức và biết ơn. Vào tháng 12 năm 1960, tức là hơn hai năm kể từ lúc bắt đầu chuyến đi, Legson Kayira đặt chân đến đại học Skagit Valley. Cầm trên tay hai quyển sách quý giá, cậu hiên ngang bước chân qua cánh cổng hùng vĩ của ngôi trường mơ ước.
Nhưng Legson không dừng bước sau khi đã tốt nghiệp đại học. Tiếp tục con đường học vấn của mình, cậu trở thành giáo sư khoa học chính trị ở Đại học Cambridge tại nước Anh và là một tác giả với nhiều quyển sách nghiên cứu có giá trị lớn.
Cũng như thần tượng của mình là Abraham Lincoln và Booker T. Washington, Legson Kayira đã vươn lên từ một điểm xuất phát hết sức thấp kém và tự tạo nên số phận cho mình. Cậu đã thay đổi cả thế giới và trở thành ngọn hải đăng rực sáng dẫn đường cho bao số phận nghèo khổ khác như mình tiến bước.
“Không giống như nhiều người châu Phi khác, tôi đã học được một điều rằng mình không nên là nạn nhân của hoàn cảnh mà phải là người chiến thắng được hoàn cảnh”
L
Mùa Thu Nước Pháp 2006