Lê Hữu Hòa, Phó Cục Trưởng THADS TP.HCM '' Kiêu Ngạo Cộng Sản''
Lê Hữu Hòa, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, vướng vào căn bệnh '' Kiêu Ngạo Cộng Sản''
Chủ Nhật, Ngày 22 Tháng 3 Năm 2020
Ông Lê Hữu Hòa, Phó Cục Thi hành án dân sự Tp.HCM đã bị thần kinh thật rồi. Lê Hữu Hòa là một cán bộ không đủ tư cách, đạo đức, năng lực, phẩm chất Đảng viên, không hiểu biết về pháp luật, không có lòng tự trọng.
Đề Nghị Ủy Ban Kiểm Tra Đảng Thành Ủy Tp.HCM kiểm tra làm rõ hành vi coi thường pháp luật và sự chỉ đạo của Đảng, Văn phòng Chính phủ, Quốc Hội, Tổng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư Pháp, Văn phòng UBND Tp Thường trực Hội đồng nhân dân Tp và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM.
Đề nghị Tổng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư Pháp trục xuất đồng chí Lê Hữu Hòa ra khỏi bộ máy nhà nước. ông Lê Hữu Hòa, đã lợi dụng chiếc áo nhân nghĩa '' Mác Đảng Viên'' để khuynh đảo, gây hỗn loạn tại địa phương Tp.HCM.
Cụ thể:
Chúng tôi yêu cầu kiểm tra, làm rõ. Có đơn, có biên nhận của Cục THADS Tp ngày 09/3/2020 Tuy nhiên, Ông Lê Hữu Hòa, không trả lời cụ thể hay ra Quyết Định đúng sai, như lời ông hứa. Cứ ra Thông báo lòng vòng là sao ? Cụ thể, Thông báo số; 5922/TB - CTHADS ngày 19/3/2020 và 5925 /CTHADS- GQKN.TC ngày 19/3/2020.
Chúng tôi xin trân trọng gửi tới; Ban Bí Thư Trung Ương Đảng ( để báo cáo)
Văn phòng Chính Phủ ( để báo cáo)
Ban Dân Nguyện của Quốc Hội ( để báo cáo)
Văn phòng Thành Ủy Tp.HCM ( để báo cáo)
Các cơ quan chức năng biết !
Trân trọng và hợp tác !
Ông Lê Hữu Hòa, Phó Cục Thi hành án dân sự Tp.HCM trong buổi tiếp Công dân ngày 07/02/2020 tại Cơ quan.
Căn cứ vào Văn bản chỉ đạo giải quyết số 06/ TCTHADS - GQKN-TC ngày 02 tháng 01 năm 2020 của Tổng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp
Căn cứ vào Biên bản tiếp công dân ngày 07/02/2020
Căn cứ vào phiếu chuyển đơn số: 4491 ngày 10/02/2020 của Cục Thi hành án dân sự Tp.HCM.
Nay chúng tôi Yêu cầu: Đồng Chí Lê Hữu Hòa, Phó Cục trưởng Cục thi hành án dân sự Tp.HCM chỉ đạo kiểm tra, làm rõ. Về ban hành Quyết định cưỡng chế số 36/QĐ-CCTHA ngày 29/12/2014 của chấp hành viên Chi cục THADS huyện Củ Chi và Thông báo số: 1047 ngày 28/01/2016 mời ngân hàng tham gia đấu giá ''Chui''. Của chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Củ Chi,Tp.HCM.
Rất mong Đồng Chí Lê Hữu Hòa, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Tp.HCM làm đúng theo sự chỉ đạo của Tổng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư Pháp. Đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Lãnh đạo Thành Ủy , Ủy Ban nhân dân Tp.HCM
Trân trọng và hợp tác !
Là Một Doanh Nhân ''Làm Theo Lời Bác'' ! Doanh Nhân Văn Hóa, Doanh Nhân Hội Nhập Quốc Tế Năm 2017... Được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ Vinh Danh ! Chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình với Cộng đồng với Tổ quốc rất cao ! Không thể mất niềm tin của Cộng đồng tin yêu chúng tôi, càng không thể có tội với Đồng bào mình !
Trích Dẫn Báo QĐND: Phòng, chống bệnh “kiêu ngạo cộng sản” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay
QĐND - Ngay từ những ngày đào tạo, bồi dưỡng các hạt giống cán bộ đầu tiên, Bác Hồ đã sớm nhận ra những biểu hiện, tính nguy hại của bệnh “kiêu ngạo cộng sản”. Nhận diện và đấu tranh phòng, chống bệnh “kiêu ngạo cộng sản” cũng là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Kiêu ngạo - xa nhân tâm quần chúng, tạo cho mình kẻ thù
Ngay từ rất sớm, trong những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1925 đến năm 1927 được tập hợp lại và xuất bản thành sách Đường Kách mệnh năm 1927, khi bàn về “Tư cách của người cách mạng” đã chỉ rõ: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo” [1]. Như vậy, theo Người, tư cách của người cách mạng chân chính không có chỗ ngự trị cho bệnh “kiêu ngạo cộng sản”.
Nguyễn Ái Quốc đã nhận diện rõ những biểu hiện của bệnh kiêu ngạo của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và tính nguy hại khôn lường của nó. Trong tác phẩm Người cách mạng mẫu mực, Người viết: “Không kiêu ngạo. Kẻ kiêu ngạo thì xa lánh nhân tâm quần chúng và tạo cho mình kẻ thù. Người cách mạng mẫu mực phải khiêm tốn, khoan hòa, lượng thứ, can đảm khi sa cơ, bình tĩnh khi thắng thế, không bao giờ được quên rằng cuộc đời mình và sự nghiệp của mình thuộc về toàn nhân loại chứ không thuộc về mình” [2]. Người giải thích rõ hơn: “Kiêu ngạo-Tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi. Coi khinh dân gian, nói phô, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên. Không biết rằng, thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến oai tín của Chính phủ” [3].
Bác Hồ về thăm bà con Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) tháng 2-1961. Nguồn: Ảnh tư liệu. |