Kiêu ngạo - xa nhân tâm quần chúng, tạo cho mình kẻ thù

Ngay từ rất sớm, trong những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1925 đến năm 1927 được tập hợp lại và xuất bản thành sách Đường Kách mệnh năm 1927, khi bàn về “Tư cách của người cách mạng” đã chỉ rõ: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo” [1]. Như vậy, theo Người, tư cách của người cách mạng chân chính không có chỗ ngự trị cho bệnh “kiêu ngạo cộng sản”.

Nguyễn Ái Quốc đã nhận diện rõ những biểu hiện của bệnh kiêu ngạo của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và tính nguy hại khôn lường của nó. Trong tác phẩm Người cách mạng mẫu mực, Người viết: “Không kiêu ngạo. Kẻ kiêu ngạo thì xa lánh nhân tâm quần chúng và tạo cho mình kẻ thù. Người cách mạng mẫu mực phải khiêm tốn, khoan hòa, lượng thứ, can đảm khi sa cơ, bình tĩnh khi thắng thế, không bao giờ được quên rằng cuộc đời mình và sự nghiệp của mình thuộc về toàn nhân loại chứ không thuộc về mình” [2]. 

Người giải thích rõ hơn: “Kiêu ngạo-Tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi. Coi khinh dân gian, nói phô, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên. Không biết rằng, thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến oai tín của Chính phủ” [3].

Bác Hồ về thăm bà con Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) tháng 2-1961. Nguồn: Ảnh tư liệu.

 

Phòng, chống bệnh “kiêu ngạo cộng sản” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay

Không có mô tả ảnh.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Không có mô tả ảnh.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

13087563_1584386711872069_3282494941122169420_n

24852296_1853521408291930_5330243262164333790_n

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Nguyễn Như Tuyển, mọi người đang cười