Tập Đoàn Tham Nhũng- Tiêu Cực, Cựu Chủ Tịch H Củ Chi- Bỏ Ra Hơn 60 Tỷ Chạy Án Thoát Tội Chết.
Chủ Nhật, Ngày 22/8/2021
Theo nhiều nguồn tin và nguồn của Tổng Cục Tình báo Quân đội và Cơ quan Điều tra-Bộ Công An C03. Tập đoàn Tham nhũng- tiêu cực của Cựu chủ tịch huyện Củ Chi, Nguyễn Hữu Hoài Phú đã bỏ ra khoảng hơn 60 tỷ đồng để chạy án thoát tội chết. Bị cò ăn chặn hết 70%. Hàng Ngày Cựu Chủ tịch huyện Củ Chi Nguyễn Hữu Hoài Phú đến Văn phòng Huyện Ủy Củ Chi- ngồi chơi pha trà, ngồi thẫn thờ, uống nước suối. Phú đã bị Đảng và Cơ quan An ninh CA Tp.HCM quản thúc. Phú đã quá Ngu dốt, kiêu ngạo và giấu dốt. Phú lừa dối Đảng. Phú Chờ ngày 'Vào Lò'.
Đồng bào cả nước hỏi: Ai đã chống lưng cho thằng Nguyễn Hữu Hoài Phú, Cựu chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi - Tp.HCM dám giẫm đạp lên hiến pháp và phá Nát Củ Chi ? Gây nhiễu loạn xã hội. Cụ thể, 'cưỡng đoạt tài sản' trái pháp luật lô đất 3.083,7m2 và 500 tr. Ngoài ra chúng còn liên quan đến rất nhiều vụ án khác trên địa bàn Củ Chi. Gây bức xúc trong dư luận xã hội. Làm hoen ố Vùng Đất Thép Củ Chi - Anh hùng.
Căn cứ vào Quy định số: 22 ngày 28/7/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chống tham nhũng và tiêu cực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới ký. Những cán bộ như Nguyễn Hữu Hoài Phú, Cựu chủ tịch huyện Củ Chi - Lê Minh Tấn - Giám dôc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tp.HCM - Vũ Quốc Doanh, Cựu Cục trưởng THA dân sự Tp.HCM đã đủ tiêu chuẩn khởi tố theo luật định. Chúng đã có hành vi lừa dối Đảng, coi thường chỉ đạo,lãnh đạo cấp trên. Cụ thể, là Thành Ủy Tp.HCM.
Căn cứ vào Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn số: 1695, 3074 - 2015 của Ủy ban nhân dân Tp.HCM. Căn cứ vào Văn bản số: 1672, 7021 năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
Vợ con Tôi không vướng vào hình sự - không vướng vào chính trị là một công dân yêu nước - có lòng tự hào dân tộc!
Rất mong đồng chí Cựu Chủ tịch huyện Củ Chi - hãy dũng cảm nhìn vào sự thật - đừng để mọi chuyện đi quá xa.
Trích dẫn Báo Văn hóa - Doanh Nghiệp:
Cựu Chủ tịch huyện Củ Chi – TP HCM: Ký quyết định cưỡng chế trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng
VHDN: Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển, bà Trần Thị Ngọc Xuyến cho biết: Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới ra Thông báo số 12686 ngày 26/9/2016 (chưa ra quyết định), thì ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, khi đó là Chủ tịch huyện Củ Chi, đã “mượn gió bẻ măng” vội vã ra Quyết định cưỡng chế trái pháp luật lô đất 3.083,7 m2 (đối với tài sản không còn để thi hành án) làm thiệt hai cho nguyên đơn hàng chục tỷ đồng.
Những điều bất hợp lý
Tuyển và vợ bên thửa đất trị giá hàng chục tỷ nhưng được bán đấu giá 1,7 tỷ đồng.
Theo ông Tuyển cho biết, năm 2012, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hân Vi vay của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) – Chi nhánh Hòa Bình số tiền 516.000.000 đồng. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến có ký bảo lãnh cho Công ty Hân Vi khoản vay này bằng giải pháp thế chấp quyền sử dụng đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến, có diện tích 3.083,7 m2, thửa số 107, tờ bản đồ số 20, tọa lạc tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Do làm ăn thua lỗ, Công ty này không trả được nợ nên người bảo lãnh phải trả nợ thay theo qui định của pháp luật.
Theo bản án của TAND TPHCM số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển phải trả hết số nợ này cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Theo Quyết định thi hành án số 193/QĐ-CCTHA ngày 8/1/2014 của Chi cục THADS huyện Củ Chi, buộc vợ chồng ông Tuyển và bà Xuyến phải trả nợ thay số tiền hơn 428 triệu đồng, do Công ty Hân Vi vay của Ngân hàng Thương mại CP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Ngày 22/1/2016, ông Tuyển bà Xuyến đã nộp tiền thi hành án để giải chấp quyền sử dụng đất mang tên bà Xuyến theo đúng quy định của pháp luật. Dù vậy, cơ quan thi hành án không rõ vì động cơ gì mà vẫn cố tình cưỡng chế, tổ chức bán đấu giá tài sản đối với tài sản không còn để thi hành án và không giải thích cho người dân về điều kiện được nhận lại tài sản thi hành án, thậm chí còn yêu cầu ông Tuyển bà Xuyến nộp số tiền này tại cơ quan thi hành án thay tại Ngân hàng để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu ông Tuyển nộp tiền tại Ngân hàng thì đã phát hiện ra sự gài bẫy tinh vi này của cơ quan thi hành án).
Có rất nhiều điều “đáng ngờ” trong việc giải thích cho người phải thi hành án của cơ quan thi hành án biết về nghĩa vụ thi hành án. Cụ thể, lãnh đạo và Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cố tình thỏa thuận, hướng dẫn cho vợ chồng ông Tuyển bà Xuyến tự nguyện thi hành án đối với Ngân hàng để giải chấp quyền sử dụng đất. Mặc dù cá nhân ông Tuyển còn nhiều bản án khác thi hành án, nhưng tài sản là quyền sử dụng đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến này không liên quan đến bất cứ đến bản án dân sự nào khác ngoài bản án số 733/2012/ KDTM-ST ngày 30/05/2012 của TAND TPHCM.
Quyết định cưỡng chế trái pháp luật?!
Tại Quyết định cưỡng chế kê biên số 36/QĐ-CCTHA ngày 29/12/2014 của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi đã gộp bản án số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012 của TAND TPHCM và tất cả những bản án khác, bao gồm cả nợ của cá nhân ông Tuyển và nợ chung của vợ chồng ông Tuyển và bà Xuyến; Quyết định công nhận thoả thuận của cá nhân ông Tuyển và những đương sự khác để làm căn cứ pháp lý cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất có diện tích 3.083,7 m2 mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến, liệu có đúng các quy định của pháp luật?
Bà Trần thị Ngọc Xuyến vợ ông Tuyển đứng nhìn lô đất của mình đã bị cưỡng chế trái pháp luật
Việc Chấp hành viên đã ban hành Quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến xác định là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến là chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật bởi: chưa có cơ sở để xác định quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 vì chưa tiến hành xác minh cụ thể tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh và Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Củ Chi để xác định rõ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thuộc quyền sở hữu riêng của bà Trần Thị Ngọc Xuyến; của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến hay hộ gia đình bà Trần Thị Ngọc Xuyến?
Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thuộc quyền sở hữu hộ gia đình bà Trần Thị Ngọc Xuyến thì Chấp hành viên phải ra thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu biết và tiến hành xử lý tài sản theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về việc xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án và Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/NĐ – CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ quy định về việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác. Đồng thời Chấp hành viên cần tiến hành xác minh cụ thể đối với từng tài sản gắn liền trên diện tích đất được hình thành vào thời gian nào, do công sức của ai đóng góp để xử lý theo quy định tại Điều 113 Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Ông Tuyển cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được bản chính Quyết định số 36. QĐ Ngày 12/03/2020 chúng tôi yêu cầu Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cung cấp thì mới nhận được bản phô tô sao y bản chính có dấu của Chi cục”.
Liên quan đến vụ việc trên, nhiều cơ quan chức năng từ Trung ương đến Thành ủy Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần chuyển đơn đề nghị Cục Thi hành án Dân sự TP. Hồ Chí Minh là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án Dân sự thuộc thẩm quyền. Mặc dù ông Tuyển bà Xuyến đã gửi rất nhiều lần đơn tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng đến nay Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh cũng không ra quyết định chính thức giải quyết vụ việc để vợ chồng ông Tuyển thi hành, Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cũng không tất toán số tiền của ông Tuyển bị chiếm giữ – gồm số tiền bán đấu giá đất của ông Tuyển và số tiền ông Tuyển đã nộp cho cơ quan thi hành án. Vậy, có hay không sự bao che, dung túng cho những sai phạm của Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, cần phải làm rõ?
Những sai phạm trên của cơ quan thi hành án đã đẩy doanh nghiệp của ông Tuyển, trên bờ vực phá sản. Được biết, ông Tuyển là doanh nhân tiêu biểu, một trong những tấm gương điển hình tiên tiến, đáng trân trọng trong việc vươn lên làm giàu, tích cực tham gia các phong trào nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội tại địa phương và các tỉnh, thành trên cả nước. Đặc biệt, cá nhân bà Xuyến có nhiều năm liền phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn huyện Củ Chi.
Măc dù cựu Chủ tịch huyện Nguyễn Hữu Hoài Phú đã bị UBKT Thành ủy, Thành phố Hồ Chí Minh xử lý kỷ luật, nhưng sự việc thì vẫn bùng nhùng kéo dài, vợ chồng ông Tuyển đã gửi đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp (lần thứ 88) đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Đề nghị các cơ quan Tư pháp Trung ương và Thành phố Hồ Chí minh vào cuộc làm rõ, để bảo đảm quyền lợi công dân và giữ vững kỷ cương pháp luật.
Dương Thùy
Trích Dẫn Báo Việt NamNet:
Chống tham nhũng bước sang giai đoạn mới
09/08/2021 09:00 GMT+7
Có thể nói tiêu cực là môi trường dung dưỡng cho tham nhũng nên phòng chống tiêu cực cũng chính là ngăn chặn từ xa mầm mống của tham nhũng.
Công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng Ban.
Tuy nhiên, đấu tranh chống tham nhũng vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt quá trình phát triển, đó là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ, thể hiện bản lĩnh và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta chống lại thói hư tật xấu của quyền lực.
'Phép thử Covid'
Bên cạnh những hành vi tham nhũng đã được xác định rõ ràng về mặt pháp luật, thực tế còn cho thấy vô vàn những hành vi tiêu cực khác, xét cho cùng cũng là những mầm mống hay biểu hiện của tham nhũng mà chúng ta cần nhận diện và đấu tranh.
|
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 20 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN |
Đề cập đến vấn đề này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã nhấn mạnh: "Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai cái này có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống. Lợi ích kinh tế thường gắn liền với quyền lợi chính trị, chức quyền, với sự hư hỏng về đạo đức, lối sống".