
kính Gửi: Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng
Thứ Hai, Ngày 23 Tháng 3 Năm 2020
Trước tiên Tôi xin trân trọng gửi đến các đồng chí Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ! Lời chào Trân trọng và sức khỏe !
Tôi đã bị Cục Thi hành án Dân sự thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là ông Vũ Quốc Doanh, Cục trưởng và ông Lê Hữu Hòa Cục phó cục thi hành án dân sự Tp.HCM ép hồ sơ và hành vợ chồng chúng tôi và Công Ty Bất Động Sản Anh Luân hơn 04 năm nay không ra quyết định giải quyết dứt điểm đúng, sai. Mà cứ ra Thông báo lòng vòng khiến gia đình tôi và Công ty Anh Luân vào chổ khánh kiệt.
Rất mong các đồng chí quan tâm giúp đỡ !
Nhân đây tôi xin gửi một chút dữ liệu và cập nhật mỗi ngày về vụ việc của chúng tôi !
Nếu Tôi có nói gì sai sót thật lòng mong các đồng chí chỉ giáo và cho Tôi xin lỗi !


Ông Lê Hữu Hòa, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Tp.HCM,'' dối trên lừa dưới'' là họa cho đất nước.
Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 3 năm 2020
Lê Hữu Hòa đã bịa ra rất nhiều chuyện ảo ''giả'', ai cũng biết sự dối trá và độc ác khủng khiếp của Chi cục trưởng Nguyễn Văn Nghĩa, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi và chấp hành viên Nguyễn Hữu Phước làm hồ sơ giả cướp đất, cướp tiền của Công Ty Bất động Sản Anh Luân - bà Trần Thị Ngọc Xuyến vậy mà Ông Hòa còn trơ trẽn, bao che, dung túng. Đã có mấy chục tờ báo lớn trong nước đăng bài viết đều nói về ''Trò Ma'' lừa đảo của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi từ đầu năm 2016
Lê Hữu Hòa, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, vướng vào căn bệnh '' Kiêu Ngạo Cộng Sản''
Ông Lê Hữu Hòa, Phó Cục Thi hành án dân sự Tp.HCM đã bị thần kinh thật rồi. Lê Hữu Hòa là một cán bộ không đủ tư cách, đạo đức, năng lực, phẩm chất Đảng viên, không hiểu biết về pháp luật, không có lòng tự trọng.
Đề Nghị Ủy Ban Kiểm Tra Đảng Thành Ủy Tp.HCM kiểm tra làm rõ hành vi coi thường pháp luật và sự chỉ đạo của Đảng, Văn phòng Chính phủ, Quốc Hội, Tổng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư Pháp, Văn phòng UBND Tp Thường trực Hội đồng nhân dân Tp và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM.
Đề nghị Tổng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư Pháp trục xuất đồng chí Lê Hữu Hòa ra khỏi bộ máy nhà nước. ông Lê Hữu Hòa, đã lợi dụng chiếc áo nhân nghĩa '' Mác Đảng Viên'' để khuynh đảo, gây hỗn loạn tại địa phương Tp.HCM.
Cụ thể:
Chúng tôi yêu cầu kiểm tra, làm rõ. Có đơn, có biên nhận của Cục THADS Tp ngày 09/3/2020 Tuy nhiên, Ông Lê Hữu Hòa, không trả lời cụ thể hay ra Quyết Định đúng sai, như lời ông hứa. Cứ ra Thông báo lòng vòng là sao ? Cụ thể, Thông báo số; 5922/TB - CTHADS ngày 19/3/2020 và 5925 /CTHADS- GQKN.TC ngày 19/3/2020.
Chúng tôi xin trân trọng gửi tới; Ban Bí Thư Trung Ương Đảng ( để báo cáo)
Văn phòng Chính phủ ( để báo cáo)
Ban Dân Nguyện của Quốc Hội ( để báo cáo)
Văn phòng Thành Ủy Tp.HCM ( để báo cáo)
Các cơ quan chức năng biết !
Trân trọng và hợp tác !

Lê Hữu Hòa, Phó Cục Thi hành án dân sự Tp.HCM trong buổi tiếp công dân ngày 07/02/2020 tại Cơ quan.








Là Một Doanh Nhân ''Làm Theo Lời Bác'' ! Doanh Nhân Văn Hóa, Doanh Nhân Hội Nhập Quốc Tế Năm 2017... Được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ Vinh Danh ! Chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình với Cộng đồng với Tổ quốc rất cao ! Không thể mất niềm tin của Cộng đồng tin yêu chúng tôi, càng không thể có tội với Đồng bào mình !

Trích Dẫn Báo QĐND: Phòng, chống bệnh “kiêu ngạo cộng sản” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay
QĐND - Ngay từ những ngày đào tạo, bồi dưỡng các hạt giống cán bộ đầu tiên, Bác Hồ đã sớm nhận ra những biểu hiện, tính nguy hại của bệnh “kiêu ngạo cộng sản”. Nhận diện và đấu tranh phòng, chống bệnh “kiêu ngạo cộng sản” cũng là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Kiêu ngạo - xa nhân tâm quần chúng, tạo cho mình kẻ thù
Trong tác phẩm Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn, Hồ Chí Minh một lần nữa cắt nghĩa bệnh kiêu ngạo và chỉ ra hậu quả khôn lường của nó: “Kiêu ngạo là: Khi công tác có ít nhiều thành tích, ít nhiều thắng lợi, thì lên mặt anh chị, lên mặt công thần. Rồi đối với việc học tập thì lười biếng, không ra sức nâng cao trình độ của mình. Trong công tác thì xem thường nhân dân, xa rời quần chúng. Ở trong Đảng thì không thực hiện chế độ dân chủ tập trung, không tuân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Phớt kỷ luật và chính sách của Đảng và của Chính phủ. Khinh rẻ ý kiến của cấp dưới. Xem thường chỉ thị của cấp trên. Không muốn chịu kiểm tra, không muốn nghe phê bình. Thân với những kẻ xu nịnh tâng bốc mình. Xa tránh những người tính trực nói thẳng... Kết quả của bệnh kiêu ngạo là: Thoái bộ, xuống dốc, rồi đi đến bất mãn, hủ hóa” [6].
Đó là những CB, ĐV mà “số người ấy không hiểu sức mạnh của Đảng chính là ở sự tập trung thống nhất, ở kỷ luật sắt của Đảng. Họ ít gắn bó với tổ chức, không tin ở lực lượng và trí tuệ của tập thể. Họ sống và làm việc một cách riêng rẽ, không đoàn kết và hợp tác với người khác. Hễ có đôi chút hiểu biết, đôi chút thành công thì tự cao tự đại, vênh vang kiêu ngạo, tự cho mình tài giỏi hơn người. Ở cương vị phụ trách thì tự cho mình có quyền hơn hết thảy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào thì coi đó như một giang sơn riêng, không biết đến lợi ích toàn cục. Họ coi thường những quyết định của tổ chức, họ là những "ông quan liêu", chỉ thích dùng mệnh lệnh đối với đồng chí và nhân dân” [7].
Nguồn gốc bệnh “kiêu ngạo” từ đâu?
Theo Hồ Chí Minh, bệnh “kiêu ngạo” của CB, ĐV không tự nhiên sinh ra, không thuộc về bản chất vốn có của họ, lại càng không phải bản chất của Đảng ta, nó do nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại. Về nguyên khách quan, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người cho rằng, “Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra. Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt, nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói xấu tự tư tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa v.v.. Những thói xấu đó có đã lâu, nhất là trong 80 năm nô lệ. Những thói xấu đó, họ mang từ xã hội vào Đảng. Cũng như những người hàng ngày lội bùn, mà trên mình họ có hơi bùn, có vết bùn. Như thế thì có gì là kỳ quái? Vì lội bùn thì nhất định có hơi bùn. Cần phải tắm rửa lâu mới sạch. Trái lại, nếu lội bùn mà không có hơi bùn, mới thật là kỳ quái. Nếu trong Đảng ta, một đảng mới từ trong xã hội cũ bước ra, nếu nó hoàn toàn không có những người xấu, việc xấu như thế mới là kỳ quái chứ! Cố nhiên nói thế không phải là để tự bào chữa” [8].
Những tư tưởng “thâm căn cố đế” của xã hội cũ vẫn còn ăn sâu, bám chặt vào nhận thức, tư tưởng, hành vi của họ: “Nhưng chúng ta cũng phải nhận rằng: Ảnh hưởng xấu của xã hội cũ làm cho một số đảng viên và cán bộ (trong Đảng và ngoài Đảng) hủ hóa. Họ tưởng rằng cách mạng là cốt để làm cho họ có địa vị, được hưởng thụ. Do đó mà họ mắc những sai lầm: Kiêu ngạo, chưng diện, hưởng lạc, lãng phí của công, tự tư tự lợi, không tiết kiệm đồng tiền bát gạo là mồ hôi nước mắt của nhân dân” [9].







