Nhà đất Anh Luân

Lê Minh Tấn, Kẻ Ăn Cháo Đá Bát 'Vắt Chanh Bỏ Vỏ' Chống Lệnh Triều Đình- Chỉ Đạo Cướp 3.083,7m2 Và 500 Tr, Tại Củ Chi.

08.3796 1653
Hỗ trợ trực tuyến
Lê Minh Tấn, Kẻ Ăn Cháo Đá Bát 'Vắt Chanh Bỏ Vỏ' Chống Lệnh Triều Đình- Chỉ Đạo Cướp 3.083,7m2 Và 500 Tr, Tại Củ Chi.
(05:50 | 10/10/2021)

Lê Minh Tấn, Kẻ Ăn Cháo Đá Bát 'Vắt Chanh Bỏ Vỏ' Chống Lệnh Triều Đình- Chỉ Đạo Cướp 3.083,7m2 Và 500 Tr, Tại Củ Chi.

Chủ Nhật, Ngày 10/10/2021

 Lê Minh Tấn,Nguyên Chủ tịch huyện Củ Chi, Nguyên Bí Thư huyện Ủy Củ Chi-Tp.HCM: Kẻ ăn cháo đá bát- Vắt chanh bỏ vỏ. Chống chỉ đạo của Thành Ủy Tp.HCM chỉ đạo cướp 3.083,7m2 đất và 500 triệu đồng. Cụ thể, Văn bản chỉ đạo số: 1695, 3074 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Tp.HCM và VB số: 1672,7021 năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi.

 Năm 2008 Tôi làm ăn được Lê Minh Tấn đã (Năn nỉ và cầu cứu Tôi vào Hội Khuyến học huyện Củ Chi- Có Bác Sáu Khải, Nguyên Thủ Tướng làm Chủ tịch Danh dự). Chữ ký của Lê Minh Tấn, chưa khô mực vậy mà 2011, khi cả nước bước vào giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử. Thì, Lê Minh Tấn đã tráo trở bán đứng Tôi.

Lê Minh Tấn, Cựu chủ tịch huyện Củ Chi - Cựu Bí thư huyện Ủy Củ Chi- Giám đốc Sở Lao động Thương binh và  xã hội Tp.HCM- rất giỏi về đánh trận giả và có tài thao lược biến đúng thành sai - biến sai thành đúng. Cụ thể, năm 2011 Lê Minh Tấn chỉ đạo đập nhà vào ban đêm khi chưa có quyết định cưỡng chế. Báo chí đăng ầm ầm - hai tháng sau Lê Minh Tấn cho diễn tuồng cho đập lại vào ban ngày và có quyết định cưỡng chế hẳn hoi. Làm y như thật để báo cáo xuống Lãnh đạo Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh là Tôi đã làm đúng.

Kịch cũ soạn diễn lại. Lần này là có Quyết định cưỡng chế thật do cựu chủ tịch huyện Củ Chi-Nguyễn Hữu Hoài Phú ký. Tuy nhiên, Phú là con Tốt thí nên chẳng hiểu gì cả - Phú không căn cứ vào Pháp luật. Cục chỉ mới ra Thông báo Láo số 12686 ngày 26/9/2016. Đàn em của Lê Minh Tấn làm lá bùa Ép Phú buộc phải ký. Tiền và gái đẹp Phú không thể cưỡng lại được và Phú đã vội vã ký QĐ đây là cửa tử con đường sự nghiệp của Nguyễn Hữu Hoài Phú. Phú đã giẫm đạp lên Hiến pháp để lừa dối Đảng và nhân dân.

 Học vấn mà không có lương tâm chỉ là sự bại hoại của tâm hồn- Rabơle.

Đảng cần phải biết những ưu điểm khuyết điểm của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng. Sợ phê bình tức là ''quan liêu hóa'', tức là tự mãn tự túc, tức là mèo khoe mèo dài đuôi.- Hồ Chí Minh

Làm sao như quế trên non

Trăm năm khô rụi vẫn còn thơm tho - Ca Dao Việt Nam

Có thể là hình ảnh về 4 người, trong đó có Nguyễn Như Tuyển, mọi người đang đứng và văn bảnCó thể là hình ảnh về 1 người, trong nhà và văn bản cho biết 'Án An Xong Ản Ản ÁnCĐK CĐK CHIMES HOSO'Chấp hành viên Nguyễn Hữu Phước cầu cứu xin tha mạng và nói đâu phải mình em ăn- Sau đó chạy trốn. Ảnh chụp ngày 05/10/2021 tại cơ quan THA dân sự Củ Chi.

Ông Lê MInh Tấn - Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM. Ảnh: CTV

Tấn, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội Tp.HCM.

 

Người dân địa phương thấy rất lạ- đội quân kéo đến đông như chảy hội nhưng lại không  làm hàng rào, không dám đụng đến bất cứ thứ gì trên mảnh đất 3.083,7m2 của bà Xuyến kể cả căn nhà lá để cho người thuê trồng rau. Nhưng lại đánh Trống - thổi kèn, diễn tuồng rất hoành tráng. khoảng trên 100 người ( 1 Đại đội).

Chuyện lạ tiếp theo khu đất trên vẫn bỏ hoang. Người mua Chui cũng bỏ Trốn giống như ''Chó chui gầm giường''.

Tiếp theo kỳ trước:

Mục đích của Lê Minh Tấn và đàn em là phải gài ông Tuyển hoặc bà Xuyến vào tù để không có điều kiện Tố cáo thưa kiện về sau và sẽ thủ tiêu trong tù. Vì người dân thấy có cả cứu thương, cứu hỏa, Viện này, vện kia, ban  ngành đoàn thể... Người dân  sẽ tin là chính quyền Lê Minh Tấn làm đúng. Nhưng sự thật đã dần bị phơi bày. Bộ mặt thật của Lê Minh Tấn và Nguyễn Hữu Hoài Phú và 1 số cán bộ đảng viên tại Củ Chi- Tp.HCM- Đã bị cắt chức và quản thúc. Cụ thể Văn bản chỉ đạo hướng dẫn số 1695,3074 - năm 2015 của Ủy ban nhân dân dân Tp.HCM đã bị Lê Minh Tấn chỉ đạo ném vào thùng rác và Văn bản 1672, 7021 - năm 2015 cùa Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi - Tp.HCM.

Kỳ sau: Trước ngày diễn ra đóng kịch đánh trận giả, để cướp 3.083,7m2 đất. Tôi đã được An ninh Quân đội báo trước nếu vào khu đất trên là sẽ gặp hiểm nguy. Mặc dù Tôi có quyền lợi và chủ khu đất trên vì đã hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng trước 10 ngày tham gia đấu giá. Lê Minh Tấn và đồng bọn - Chúng muốn tái lập vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.

Còn tiếp...

Zoom

18057009_1753930534917685_7014512288332027719_n

Trích dẫn Báo Văn hóa - Doanh Nghiệp:

Cựu Chủ tịch huyện Củ Chi – TP HCM: Ký quyết định cưỡng chế trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng

VHDN: Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển, bà Trần Thị Ngọc Xuyến cho biết: Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới ra Thông báo số 12686 ngày 26/9/2016 (chưa ra quyết định), thì ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, khi đó là Chủ tịch huyện Củ Chi, đã “mượn gió bẻ măng” vội vã ra Quyết định cưỡng chế trái pháp luật lô đất 3.083,7 m2 (đối với tài sản không còn để thi hành án) làm thiệt hai cho nguyên đơn hàng chục tỷ đồng.

Những điều bất hợp lý

Tuyển và vợ bên thửa đất trị giá hàng chục tỷ nhưng được bán đấu giá 1,7 tỷ đồng.

 

Theo ông Tuyển cho biết, năm 2012, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hân Vi vay của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) – Chi nhánh Hòa Bình số tiền 516.000.000 đồng. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến có ký bảo lãnh cho Công ty Hân Vi khoản vay này bằng giải pháp thế chấp quyền sử dụng đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến, có diện tích 3.083,7 m2, thửa số 107, tờ bản đồ số 20, tọa lạc tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Do làm ăn thua lỗ, Công ty này không trả được nợ nên người bảo lãnh phải trả nợ thay theo qui định của pháp luật.

Theo bản án của TAND TPHCM số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển phải trả hết số nợ này cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Theo Quyết định thi hành án số 193/QĐ-CCTHA ngày 8/1/2014 của Chi cục THADS huyện Củ Chi, buộc vợ chồng ông Tuyển và bà Xuyến phải trả nợ thay số tiền hơn 428 triệu đồng, do Công ty Hân Vi vay của Ngân hàng Thương mại CP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Ngày 22/1/2016, ông Tuyển bà Xuyến đã nộp tiền thi hành án để giải chấp quyền sử dụng đất mang tên bà Xuyến theo đúng quy định của pháp luật. Dù vậy, cơ quan thi hành án không rõ vì động cơ gì mà vẫn cố tình cưỡng chế, tổ chức bán đấu giá tài sản đối với tài sản không còn để thi hành án và không giải thích cho người dân về điều kiện được nhận lại tài sản thi hành án, thậm chí còn yêu cầu ông Tuyển bà Xuyến nộp số tiền này tại cơ quan thi hành án thay tại Ngân hàng để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu ông Tuyển nộp tiền tại Ngân hàng thì đã phát hiện ra sự gài bẫy tinh vi này của cơ quan thi hành án).

Có rất nhiều điều “đáng ngờ” trong việc giải thích cho người phải thi hành án của cơ quan thi hành án biết về nghĩa vụ thi hành án. Cụ thể, lãnh đạo và Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cố tình thỏa thuận, hướng dẫn cho vợ chồng ông Tuyển bà Xuyến tự nguyện thi hành án đối với Ngân hàng để giải chấp quyền sử dụng đất. Mặc dù cá nhân ông Tuyển còn nhiều bản án khác thi hành án, nhưng tài sản là quyền sử dụng đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến này không liên quan đến bất cứ đến bản án dân sự nào khác ngoài bản án số 733/2012/ KDTM-ST ngày 30/05/2012 của TAND TPHCM.

Quyết định cưỡng chế trái pháp luật?!

Tại Quyết định cưỡng chế kê biên số 36/QĐ-CCTHA ngày 29/12/2014 của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi đã gộp bản án số 733/2012/KDTM-ST ngày 30/05/2012 của TAND TPHCM và tất cả những bản án khác, bao gồm cả nợ của cá nhân ông Tuyển và nợ chung của vợ chồng ông Tuyển và bà Xuyến; Quyết định công nhận thoả thuận của cá nhân ông Tuyển và những đương sự khác để làm căn cứ pháp lý cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất có diện tích 3.083,7 m2 mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến, liệu có đúng các quy định của pháp luật?

Bà Trần thị Ngọc Xuyến vợ ông Tuyển đứng nhìn lô đất của mình đã bị cưỡng chế trái pháp luật

Việc Chấp hành viên đã ban hành Quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến xác định là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến là chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật bởi: chưa có cơ sở để xác định quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất mang tên bà Trần Thị Ngọc Xuyến là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 vì chưa tiến hành xác minh cụ thể tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh và Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Củ Chi để xác định rõ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thuộc quyền sở hữu riêng của bà Trần Thị Ngọc Xuyến; của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyển và bà Trần Thị Ngọc Xuyến hay hộ gia đình bà Trần Thị Ngọc Xuyến?

Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thuộc quyền sở hữu hộ gia đình bà Trần Thị Ngọc Xuyến thì Chấp hành viên phải ra thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu biết và tiến hành xử lý tài sản theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về việc xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án và Điểm c Khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/NĐ – CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ quy định về việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác. Đồng thời Chấp hành viên cần tiến hành xác minh cụ thể đối với từng tài sản gắn liền trên diện tích đất được hình thành vào thời gian nào, do công sức của ai đóng góp để xử lý theo quy định tại Điều 113 Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Ông Tuyển cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được bản chính Quyết định số 36. QĐ Ngày 12/03/2020 chúng tôi yêu cầu Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cung cấp thì mới nhận được bản phô tô sao y bản chính có dấu của Chi cục”.

Liên quan đến vụ việc trên, nhiều cơ quan chức năng từ Trung ương đến Thành ủy Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần chuyển đơn đề nghị Cục Thi hành án Dân sự TP. Hồ Chí Minh là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án Dân sự thuộc thẩm quyền. Mặc dù ông Tuyển bà Xuyến đã gửi rất nhiều lần đơn tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng đến nay Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh cũng không ra quyết định chính thức giải quyết vụ việc để vợ chồng ông Tuyển thi hành, Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi cũng không tất toán số tiền của ông Tuyển bị chiếm giữ – gồm số tiền bán đấu giá đất của ông Tuyển và số tiền ông Tuyển đã nộp cho cơ quan thi hành án. Vậy, có hay không sự bao che, dung túng cho những sai phạm của Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, cần phải làm rõ?

Những sai phạm trên của cơ quan thi hành án đã đẩy doanh nghiệp của ông Tuyển, trên bờ vực phá sản. Được biết, ông Tuyển là doanh nhân tiêu biểu, một trong những tấm gương điển hình tiên tiến, đáng trân trọng trong việc vươn lên làm giàu, tích cực tham gia các phong trào nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội tại địa phương và các tỉnh, thành trên cả nước. Đặc biệt, cá nhân bà Xuyến có nhiều năm liền phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn huyện Củ Chi.

Măc dù cựu Chủ tịch huyện Nguyễn Hữu Hoài Phú đã bị UBKT Thành ủy, Thành phố Hồ Chí Minh xử lý kỷ luật, nhưng sự việc thì vẫn bùng nhùng kéo dài, vợ chồng ông Tuyển đã gửi đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp (lần thứ 88) đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Đề nghị các cơ quan Tư pháp Trung ương và Thành phố Hồ Chí minh vào cuộc làm rõ, để bảo đảm quyền lợi công dân và giữ vững kỷ cương pháp luật.

Dương Thùy

 

Trích dẫn báo ViệtNamNet;

Ban Chỉ đạo được kiến nghị Bộ Chính trị xử lý cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Quy định 32 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).

 

Ban Chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước.

Trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Cơ quan này chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị cả nước.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; các vụ án, vụ việc tiêu cực khác ngoài tham nhũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Ban Chỉ đạo được kiến nghị Bộ Chính trị xử lý cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì họp phiên họp của Ban Chỉ đạo. Ảnh: TTXVN

Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện; tôn trọng, không làm cản trở hoạt động bình thường và không làm thay nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cơ quan này cũng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Quy định cũng nêu rõ, Ban Chỉ đạo chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực và xử lý thông tin về vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp, kiến nghị.

Đồng thời, chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và những hành vi lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ.

Trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc cụ thể

Quy định cũng đưa ra 6 nhóm quyền hạn của Ban Chỉ đạo, trong đó có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền báo cáo về xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; về giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực; thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý.

Ban Chỉ đạo cũng có quyền yêu cầu việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo xem xét lại việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý khi có căn cứ cho rằng việc kết luận, xử lý chưa khách quan, chính xác, nghiêm minh...

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo còn trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ án, vụ việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại việc giải quyết hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng quy định.

Trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thành lập các ban chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc để trực tiếp chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Ban Chỉ đạo kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định khi có căn cứ cho rằng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo có quyền yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nếu phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp quản lý thì báo cáo ngay cho Ban Chỉ đạo, cấp ủy quản lý cán bộ để kịp thời chỉ đạo xử lý.

Đồng thời chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban kiểm tra thuộc cấp ủy quản lý cán bộ để kiểm tra, xử lý theo quy định của Đảng. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, thi hành án, nếu phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì kịp thời chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển...

Quy định này thay thế Quy định số 21 ngày 25/12/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Thu Hằng


Người viết : admin

Xem tin trong khoảng thời gian :

từ      đến      

Go to Top