Nhà đất Anh Luân

Tầm Nhìn Doanh Nhân! Kiến Nghị Chuyển Trụ Sở Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM: Về Huyện Củ Chi- Là phù hợp với xu thế mới ?!

08.3796 1653
Hỗ trợ trực tuyến
Tầm Nhìn Doanh Nhân! Kiến Nghị Chuyển Trụ Sở Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM: Về Huyện Củ Chi- Là phù hợp với xu thế mới ?!
(04:50 | 18/06/2022)

Tầm Nhìn Doanh Nhân! Kiến Nghị Chuyển Trụ Sở Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM: Về Huyện Củ Chi- Là phù hợp với xu thế mới ?!

Thứ Bảy, Ngày 18/6/2022

Kiến nghị chuyển Trụ sở Ủy ban nhân dân Tp.HCM về huyện Củ Chi- là phù hợp với xu thế thời đại Văn minh?!

Cách đây hơn 10 năm về trước Tôi đã có nhiều bài viết về vùng đất Thép Thành Đồng có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác vận dụng theo Nguyên lý- khoa học...

Các bạn thân mến!

tranh-bien-ve-y-tuong-cam-xe-may-o-tp-hcm

Trích Dẫn báo VN Exprss; ''Lãnh đạo Sở GTVT TP HCM khẳng định chỉ khi nào chứng minh có đủ phương tiện công cộng để người dân đi lại mới tính đến chuyện cấm xe máy. Ảnh: Hữu Nguyên''.

Trên thế giới ngày nay có rất nhiều Quốc gia chuyển Thủ đô và trung tâm thành phố cũ đã không còn phù hợp- đến một nơi mới phù hợp hơn. Vì thời đại CNTT bùng nổ, Chính phủ điện tử khoảng cách vài chục km đến vài ngàn km như người trong nhà. Thì tại sao chúng ta cứ phải loay quanh trong cái vòng luẩn quẩn, hết kẹt xe rồi lại ngập nước, ô nhiễm môi trường... Còn đầu óc đâu mà sáng tạo ra cái mới...

Củ Chi- Tp.HCM được ông Trời ban tặng là vùng đất cao, cứng xây dựng không tốn kém.

Zoom

Có măt tiền bờ Sông Sài gòn dài  khoảng 50 đến 60  km uốn lượn rất đẹp. Nhà nước có thể quy hoạch một khu khoảng vài ngàn Ha để xây dựng một phần, còn lại để dành lập một vành đai an toàn- một phần giao cho những nhà đầu tư đổi đất lấy hạ tầng mà Bình Dương và Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh... Đã làm rất tốt.

Một xã hội Văn minh và có nhiều biến động liên tục... Các Trụ sở của Nhà nước xây dựng phải có Hầm ngầm để cất giấu tài liệu...

Khi Tp.HCM đã có chủ trương thì giá Bất Động Sản khu vực được quy hoạch chắc chắn sẽ tăng lên 50 lần đến 100 lần. Lợi nhuận đó nhà nước sẽ hưởng, lấy số tiền đó tái đầu tư vào hạ tầng, như giáo dục, Y tế, Quân đội, chăm lo những gia đình có công với Tổ quốc-  giao thông, công viên giải trí...

Xây nhà - xây Biệt thự vườn hỗ trợ cho những cán bộ Đảng viên chủ chốt cấp xã, cấp huyện, cấp Tp. Ví dụ, cấp xã 300 m2, gồm nhà và đất,  cấp huyện 500 m2, đến 1000m2,  cấp Tp từ 1000 đến 1.500 m2. Chỉ cần  Lãnh đạo Tp làm vài 3 cây cầu bắc qua Sông Sài gòn tiếp giáp với Bình Dương là tất cả mọi chuyện sẽ thay đổi 180%. Vì số tiền  3 cây cầu không quá lớn 1 Doanh nghiệp Tư nhân vẫn có khả năng làm được và hoàn toàn trong tầm kiểm soát của Chính quyền Đảng bộ nhân dân huyện Củ Chi và Lãnh đạo Tp.

Khi đường Cao Tốc Tp.HCM- Mộc Bài- Tây Ninh, đường Vành đai 3, 4 đi vào hoạt động thì mọi chuyện sẽ khác rất xa- lúc đó từ Củ Chi, di chuyển ra Sân Bay Long Thành- hay Vũng Tàu hay về Miền Tây chỉ mất khoảng 60 phút.

Nguồn tiền ngoài xã hội là rất lớn chúng ta phải có Tầm nhìn chiến lược cụ thể, và chính sách rõ ràng, không thể nói chung chung, mơ mơ, ảo ảo được.

Một xã hội Văn minh chúng ta phải nhìn vào thực tế để có những quyết sách phù hợp lòng dân và vận dụng tối đa những Thành phần Tri thức chân chính- những nhà Khoa học chân chinh, những Doanh nhân chân chính- có bản lĩnh, có lòng tự hào dân tộc- biết hướng đến Cộng đồng. Với triết lý kinh doanh tất cả cùng thắng!

Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đang quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực rất quyết liệt và mạnh mẽ đang được Đồng bào cả nước ủng hộ.

Bài viết Văn phong theo quan điểm cá nhân- không thể tránh được sai sót, momg các bạn góp ý và chỉ giáo !

Trích Dẫn Báo Tuổi Trẻ:

Thủ Đức cứ mưa là ngập nặng

15/05/2022 10:36 GMT+7

TTO - Gần đây khi những cơn mưa lớn xuất hiện trở lại, các tuyến đường xung quanh khu vực chợ Thủ Đức (TP Thủ Đức, TP.HCM) tái diễn cảnh nước chảy cuồn cuộn, người dân bì bõm giữa dòng nước ngập.

Thủ Đức cứ mưa là ngập nặng - Ảnh 1.
 

Ngập tại khu vực chợ Thủ Đức, TP Thủ Đức trong cơn mưa chiều 13-5 - Ảnh: LÊ PHAN

Tình trạng này xuất hiện 2 - 3 năm qua nhưng đến nay càng nặng hơn khi công trình chống ngập tại đây đang ì ạch thi công chưa biết thời gian hoàn thiện.

Người dân rất mệt mỏi

Tình trạng ngập xảy ra nặng nhất tại các tuyến đường như Đặng Thị Rành, Hồ Văn Tư, Kha Vạn Cân. Do nằm ngay vùng trũng của khu vực nên nước từ các khu vực cao hơn chảy về ồ ạt gây ngập nặng. 

Hệ thống cống tại đây vốn dĩ đã quá tải nay đang được thi công nên khả năng thoát nước bị giảm khiến nước dồn về chảy tràn trên mặt đường.

Qua khu vực này, nếu người đi xe máy cố gắng vượt qua thì đến 7/10 xe bị chết máy phải dắt bộ. Một số điểm đang thi công, mặt đường bị đào xới tạo ra nhiều chướng ngại vật bị nước che khuất, càng khiến việc di chuyển khó khăn hơn, dễ sa xuống phần đường bị trũng nằm ẩn dưới dòng nước.

Tương tự tại đường Tô Ngọc Vân đoạn giao với đường sắt Bắc - Nam, nước cũng ngập không thấy phần mặt đường. Đoạn đường này bị võng xuống, nước đổ dồn về khiến người dân không thể di chuyển. 

Tại đây sau mỗi cơn mưa lớn, nhân viên công ty đường sắt, nhân viên thoát nước lại phải túc trực hỗ trợ người dân đi lại. Có thời điểm hàng trăm xe phải dừng lại đợi nước rút bớt mới đi qua được. 

Tuyến đường sắt thì chịu cảnh nước chảy tràn qua đường ray, đất đá nền bị cuốn trôi, nhân viên đường sắt phải túc trực để kiểm tra, đợi nước rút để kịp thời phát hiện các sự cố.

Mưa gây ngập dẫn đến hệ lụy kẹt xe kéo dài do người dân đứng đợi nước rút. Lực lượng cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết vào giờ cao điểm. Mỗi khi có cơn mưa lớn xảy ra cả khu vực này náo loạn tìm cách chống ngập, chống kẹt.

"Mấy năm nay cứ vào mùa mưa là vậy đó, nước thì dềnh dàng trên đường, chảy ào ào vào chỗ trũng. Hết chỗ chảy thì tràn lên vỉa hè vào chợ, vào nhà dân. Người dân chúng tôi rất mệt mỏi với cảnh này. May đường cấm xe lớn chứ cho vô nữa thì sóng nước đánh tràn vào nhà ướt hết đồ đạc, hàng hóa", ông Huấn, sống tại đường dọc bên chợ Thủ Đức, bày tỏ sự ngán ngẩm.

Đô thị hóa nhanh, lơ là hạ tầng

 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Hồ Long Phi - nguyên viện trưởng Viện nước và biến đổi khí hậu (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng vấn đề lớn nhất của TP Thủ Đức nói riêng và một số quận huyện khác của TP.HCM như quận Gò Vấp, quận 12 là hạ tầng thoát nước chưa theo kịp đô thị hóa. 

Ông Phi nhận định vị trí tự nhiên của TP Thủ Đức có cao độ cao, xung quanh được bao bởi nhiều hệ thống sông rạch nhưng vẫn ngập là do hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh.

"TP Thủ Đức có chỗ thoát nước nhưng hệ thống dẫn nước ra chỗ thoát lại chưa được đầu tư hoàn chỉnh dẫn tới ngập, đó là vấn đề lớn nhất. Các quận trung tâm trước đây cũng bị ngập nhưng gần đây đã được đầu tư nhiều công trình chống ngập và phát huy hiệu quả rất tốt, ngập đã giảm hẳn", ông Phi dẫn giải.

Theo ông, trước đây khi nhà cửa ít, kênh rạch, sông hồ nhiều thì nước mưa sẽ chảy ra đó và thẩm thấu. Giờ đây chúng ta làm nhà, làm đường, đô thị hóa thì chỗ thoát nước bị hạn chế. 

Vẫn lượng nước đó nếu có cống rãnh hoàn chỉnh nó sẽ thoát ngầm, còn hiện tại không có thì nó chảy tràn trên đường gây ngập. "Giải pháp cho TP Thủ Đức chỉ có mỗi cách đầu tư các công trình tiêu thoát nước song song với đầu tư các hạ tầng đô thị khác mới giải quyết được bài toán ngập", ông Phi kết luận.

Chống ngập ì ạch

Hiện tại ở khu vực TP Thủ Đức đang có công trình chống ngập lớn cho các tuyến đường Tô Ngọc Vân, Võ Văn Ngân, khu vực chợ Thủ Đức... Dự án sẽ làm cống hộp dọc đường Võ Văn Ngân, thay tuyến cống tròn đã xây dựng từ lâu. 

Dự án có tổng mức đầu tư gần 130 tỉ đồng, khởi công tháng 10-2020 và dự kiến hoàn thành sau 17 tháng thi công. Dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng bị ngập khi mưa lớn, nước chảy như "thác đổ" (nhất là đoạn từ đường Đặng Văn Bi về hướng chợ Thủ Đức).

Đến hiện tại đã hơn 18 tháng thi công dự án vẫn chưa xong, lô cốt vẫn nằm chắn mặt đường, cộng thêm khói bụi, ổ gà... khiến xe cộ qua lại rất khó khăn. Mỗi khi trời mưa, các lô cốt, vị trí thi công dang dở càng khiến khu vực nguy hiểm hơn khi nước chảy tràn trên đường che chướng ngại vật tạo thành các bẫy người dân.

Một số công trình giao thông do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TP Thủ Đức làm chủ đầu tư cũng được thực hiện không tốt khiến Sở Giao thông vận tải TP.HCM mới đây phải có công văn gửi UBND TP Thủ Đức đề nghị khẩn trương kiểm tra khắc phục các bất cập, đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn giám sát...


Người viết : admin

Xem tin trong khoảng thời gian :

từ      đến      

Go to Top